Cổ phiếu Trung Quốc tăng cao nhất trong 13 năm nhờ dập dịch hiệu quả
Chỉ số thị trường chứng khoán chính của Trung Quốc đóng cửa ở mức cao nhất trong 13 năm vào thứ Ba (5/1), nhờ sự hồi sinh kinh tế sau khi quốc gia này kiểm soát được đại dịch COVID và bằng các cải cách thị trường thu hút vốn nước ngoài.
Cổ phiếu Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng bất chấp sự không chắc chắn về mức nợ và căng thẳng với Hoa Kỳ. Ảnh: Nikkei
Chỉ số CSI 300, theo dõi các cổ phiếu lớn nhất niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến, tăng 1,9% lên 5.368,50, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 18 tháng 1 năm 2008.
Tâm lý nhà đầu tư đã tăng lên vào thứ Ba sau khi Sở giao dịch chứng khoán New York đảo ngược kế hoạch hủy niêm yết cổ phiếu của ba công ty viễn thông Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước. Một số nhà đầu tư coi động thái này là tiền đề cho sự giảm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hao Hong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại BOCOM International ở Hong Kong, cho biết: “Việc tăng chỉ số còn đáng chú ý hơn bởi vì nó diễn ra trong bối cảnh rất ít biến động. Sự hồi sinh kinh tế và khả năng kiểm soát COVID của Trung Quốc đã giúp ích nhiều, các nhà đầu tư được khuyến khích bởi những cải cách nhanh chóng đang được thực hiện giúp các công ty huy động vốn và các nhà quản lý tiền tệ toàn cầu dễ dàng triển khai vốn hơn".
Mức đỉnh trước đó của chứng khoán Trung Quốc đạt được vào tháng 6/2015 sau khi các nhà đầu tư vay nặng lãi để mua vào một thị trường đang tăng nhanh. Tuy nhiên, mức tăng này không được lâu, với hơn một nửa giá trị cổ phiếu bị xóa sổ trong sáu tháng sau đó.
Thị trường chứng khoán tăng lần này diễn ra bất chấp những rủi ro đang hình thành trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc có nguy cơ làm suy yếu tăng trưởng kinh tế, bao gồm mức độ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp cao và các động thái quy định nhằm kìm hãm lĩnh vực fintech.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như tin rằng nhà chức trách có đủ khả năng để ngăn chặn những rủi ro như vậy.
Chỉ số CSI 300 đã tăng 52% kể từ mức đáy tháng 3. Theo khảo sát của Nikkei, ông Hong và những người khác kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục, với thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tăng do nền kinh tế được dự đoán sẽ tăng 8,2% trong năm nay, tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ.
Theo ước tính trung bình từ cuộc khảo sát với ba nhà phân tích và ba nhà quản lý quỹ vào ngày 22 tháng 12 của Nikkei, điểm chuẩn chứng khoán kết thúc vào năm 2021 sẽ ở mức 5.590.
Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ tiếp tục nới lỏng các hạn chế đối với thị trường vốn của mình. Năm nay, họ cũng cho phép các thương nhân nước ngoài tiếp cận với các hợp đồng tương lai và quyền chọn trong khi loại bỏ hạn ngạch đối với dòng vốn nước ngoài.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 9 của HSBC Qianhai Securities cho thấy gần 2/3 trong số hơn 900 nhà đầu tư tổ chức toàn cầu và các tập đoàn lớn có kế hoạch tăng đầu tư vào Trung Quốc trung bình 25% trong năm tới.
Sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu Trung Quốc đạt kỷ lục 2,91 nghìn tỷ nhân dân tệ trong tháng 8, tăng 38% so với đầu năm, dữ liệu từ ngân hàng trung ương cho thấy.
Trong khi các nhà đầu tư toàn cầu sẽ phải chịu rủi ro từ mức nợ cao ở Trung Quốc, cũng như căng thẳng Mỹ-Trung, các nhà quản lý tiền tệ cho rằng chứng khoán đại lục hứa hẹn lợi nhuận cao hơn.
Theo Leon Goldfeld, người đứng đầu bộ phận giải pháp đa tài sản cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại JP Morgan Asset Management, và Sylvia Sheng, một công ty toàn cầu, dự báo sẽ tăng trung bình hàng năm 6,3% hàng năm trong thập kỷ tới.
Con số này cao hơn khi đem so sánh với mức tăng ước tính hàng năm 4,1% đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn của Mỹ và 4,6% đối với các cổ phiếu thuộc các nước phát triển, họ cho biết.
Blackrock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, cho biết: “Có một trường hợp rõ ràng cho việc phân bổ danh mục đầu tư lớn hơn cho các tài sản có khả năng sinh lời và đa dạng hóa ở Trung Quốc. Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn sẽ tiếp tục chảy vào tài sản châu Á khi nhiều nhà đầu tư toàn cầu vẫn chưa đầu tư và tỷ trọng của Trung Quốc trong các chỉ số toàn cầu tăng lên".