Comac C919, máy bay thương mại đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

C919 là một máy bay phản lực chở khách thân hẹp đầu tiên được Tập đoàn Máy bay Thương mại của Trung Quốc (Comac) chế tạo để cạnh tranh với các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.

Sau khi bắt đầu sản xuất vào tháng 12/2011, nguyên mẫu C919 đầu tiên đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp vào tháng 11/2015 và hoàn thành chuyến bay đầu tiên tới Thượng Hải vào tháng 5/2017.

Máy bay C919. Ảnh: CGTN

Bài liên quan

Trung Quốc trừng phạt việc trục lợi từ hàng lưu niệm Olympic

Quân đội Trung Quốc triển khai máy bay không người lái từ Himalaya đến Biển Đông

Mỹ hứa tăng cường nỗ lực ở Ấn Độ - Thái Bình Dương để đẩy lùi Trung Quốc

Trung Quốc đẩy mạnh thử nghiệm súng điện từ

Sản xuất chiếc máy bay này là một chặng đường khó khăn đối với nhà sản xuất. Hãng ban đầu hy vọng sẽ đưa chiếc máy bay ra thị trường vào năm 2016. Tuy nhiên, nhiều năm khó khăn về kỹ thuật và vấn đề cung cấp đã làm trì hoãn sự phát triển.

Cụ thể, Comac bị ảnh hưởng bởi các hạn chế do Chính quyền Trump áp đặt vào năm 2020 khiến các thiết bị thiết yếu như động cơ phản lực bị liệt kê vào danh sách đen cấm xuất khẩu sang Trung Quốc.

Khoảng 60% các bộ phận của C919 được cung cấp bởi các công ty Mỹ, vì vậy Comac buộc phải dựa vào giấy phép đặc biệt từ các đơn vị như General Electric và Honeywell để có được các bộ phận cần thiết cho máy bay.

Trong khi công ty phải đối mặt với những thách thức chính trị và kỹ thuật, họ cũng không nhận được chứng chỉ từ cơ quan quản lý hàng không của Trung Quốc CAAC vào cuối năm 2021.

Hiện Comac đang hướng tới việc hoàn thành chứng chỉ này trong năm 2022. Người phát ngôn của CAAC, Yang Zhenmei, nói rằng công ty đã không hoàn thành số chuyến bay thử nghiệm theo yêu cầu.

Buồng lái C919. Ảnh: Reuters

Theo Zhenmei, C919 mới chỉ bay 34 trong tổng số 276 chuyến bay cần thiết. Tuy nhiên, CAAC cho biết việc phê duyệt C919 là trọng tâm chính cho năm 2022. Bất chấp sự chậm trễ, C919 hy vọng sẽ bắt đầu giao hàng trong năm nay.

Vào ngày 19/1/2022, Phó tổng giám đốc của Comac, Wu Yongliang, nói với hãng truyền thông nhà nước The Paper rằng "mọi công việc đang tiến triển một cách có trật tự".

China Eastern Airlines sẽ là khách hàng đầu tiên của C919, với đơn đặt hàng 5 máy bay cho công ty con giá rẻ OTT Airlines vận hành. Hãng hiện đang vận hành một máy bay khác do Comac sản xuất, ARJ21. Đây là một máy bay phản lực hai động cơ nhỏ lần đầu tiên được đưa vào hoạt động thương mại vào năm 2016.

Ghế ngồi bên trong C919. Ảnh: GI

Theo OTT, C919 sẽ được sử dụng để bay các tuyến nội địa từ Thượng Hải tới các thành phố như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô và Hạ Môn.

Ngoài China Eastern, đã có tổng cộng 815 đơn đặt hàng từ 28 đơn vị, hầu hết là các hãng vận chuyển của Trung Quốc, như Hainan Airlines, Sichuan Airlines...

Comac dự định máy bay C919 sẽ trở thành phương tiện di chuyển ngắn và trung bình để kết nối các trung tâm đến cả các thành phố lớn và nhỏ.

Mặc dù giá niêm yết vẫn chưa được tiết lộ, nhưng các nhà phân tích dự đoán nó vào khoảng 50 triệu USD. Con số này thấp hơn 50% so với 737-800 của Boeing và A320neo của Airbus, tương ứng khoảng 106 triệu USD và 111 triệu USD tính đến năm 2021.

Máy bay có tầm bay từ 4.075 đến 5.555 km và có thể chứa từ 158 đến 168 hành khách, tùy thuộc vào cấu hình cabin. Trung Quốc đặt mục tiêu sử dụng động cơ riêng trên máy bay để giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ do nước ngoài sản xuất.

Vì vậy, quốc gia này đang phát triển AECC CJ-1000A, một động cơ phản lực phản lực cánh quạt mà họ hy vọng sẽ hoàn thiện vào năm 2025. Tuy nhiên, quốc gia này không muốn chỉ sản xuất động cơ của riêng mình, mà họ muốn sản xuất tất cả các bộ phận của C919 trong nước.

Hoàng Nam

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/comac-c919-may-bay-thuong-mai-dau-tien-do-trung-quoc-san-xuat-post181293.html