Cực nóng dấu hiệu sự sống trên Mặt trăng quay quanh Sao Mộc

Dựa vào dữ liệu của kính viễn vọng Hubble, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng mặt trăng quay quanh Sao Mộc Ganymede có tồn tại bằng chứng về hơi nước - điều kiện cần thiết cho sự sống.

Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được Kính Thiên văn Hubble quan sát từ những năm 1990. Việc sử dụng những dữ liệu được lưu trữ giúp các nhà khoa học xác định được sự tồn tại của hơi nước trong 2 thập kỷ qua.

Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được Kính Thiên văn Hubble quan sát từ những năm 1990. Việc sử dụng những dữ liệu được lưu trữ giúp các nhà khoa học xác định được sự tồn tại của hơi nước trong 2 thập kỷ qua.

Theo NASA, mặt trăng Ganymede chứa nhiều nước hơn tất cả đại dương trên Trái Đất cộng lại. Tuy nhiên, vì nhiệt độ quá lạnh nên tất cả nước trên bề mặt thiên thể này đều bị đóng băng.

Theo NASA, mặt trăng Ganymede chứa nhiều nước hơn tất cả đại dương trên Trái Đất cộng lại. Tuy nhiên, vì nhiệt độ quá lạnh nên tất cả nước trên bề mặt thiên thể này đều bị đóng băng.

Mới đây, các nhà khoa học đã phân tích lại kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và dữ liệu lưu trữ được quan sát trong 20 năm qua và tìm thấy hơi nước trong bầu khí quyển mỏng của Ganymede.

Mới đây, các nhà khoa học đã phân tích lại kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và dữ liệu lưu trữ được quan sát trong 20 năm qua và tìm thấy hơi nước trong bầu khí quyển mỏng của Ganymede.

Có lẽ Ganymede có ba đến bốn đại dương, mỗi đại dương nằm chồng lên nhau, mỗi lớp sâu 400 km và được ngăn cách bởi một lớp băng áp suất cao. Đáy đại dương có thể chạm trực tiếp vào lõi đá của Ganymede.

Có lẽ Ganymede có ba đến bốn đại dương, mỗi đại dương nằm chồng lên nhau, mỗi lớp sâu 400 km và được ngăn cách bởi một lớp băng áp suất cao. Đáy đại dương có thể chạm trực tiếp vào lõi đá của Ganymede.

Theo cách này, tổng độ sâu đại dương của Ganymede có thể vượt quá 1.000 km, và nó chứa hơn 15 tỷ km khối nước khổng lồ, có hàm lượng nước gấp 30 lần Trái Đất.

Theo cách này, tổng độ sâu đại dương của Ganymede có thể vượt quá 1.000 km, và nó chứa hơn 15 tỷ km khối nước khổng lồ, có hàm lượng nước gấp 30 lần Trái Đất.

Nhưng qua nhiều quan sát và nghiên cứu, chúng ta có thể biết được rằng không có nước trên bề mặt của Ganymede. Điều này là do nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này rất thấp, nhiệt độ trung bình vào khoảng âm 160 độ, do đó nước trên bề mặt của nó đã bị đóng băng thành băng rắn. Vì vậy, không có nước lỏng trên bề mặt.

Nhưng qua nhiều quan sát và nghiên cứu, chúng ta có thể biết được rằng không có nước trên bề mặt của Ganymede. Điều này là do nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này rất thấp, nhiệt độ trung bình vào khoảng âm 160 độ, do đó nước trên bề mặt của nó đã bị đóng băng thành băng rắn. Vì vậy, không có nước lỏng trên bề mặt.

Đại dương của Ganymede cách lớp vỏ của hành tinh khoảng hơn 100 km, do đó, hơi nước tồn tại ở Ganymede có lẽ không phải là nước được bốc hơi từ đại dương.

Đại dương của Ganymede cách lớp vỏ của hành tinh khoảng hơn 100 km, do đó, hơi nước tồn tại ở Ganymede có lẽ không phải là nước được bốc hơi từ đại dương.

Để tìm hiểu về sự tồn tại và lý do hình thành của loại hơi nước này, các nhà thiên văn đã kiểm tra lại các quan sát của kính viễn vọng Hubble trong hai thập kỷ qua.

Để tìm hiểu về sự tồn tại và lý do hình thành của loại hơi nước này, các nhà thiên văn đã kiểm tra lại các quan sát của kính viễn vọng Hubble trong hai thập kỷ qua.

Kết quả là họ phát hiện ra rằng bầu khí quyển của Ganymede hầu như không chứa oxy nguyên tử. Rõ ràng điều này hoàn toàn trái ngược với cách giải thích ban đầu của dữ liệu năm 1998. Do đó, phải có một lời giải thích khác cho sự khác biệt rõ ràng trong các hình ảnh cực quang tia cực tím này.

Kết quả là họ phát hiện ra rằng bầu khí quyển của Ganymede hầu như không chứa oxy nguyên tử. Rõ ràng điều này hoàn toàn trái ngược với cách giải thích ban đầu của dữ liệu năm 1998. Do đó, phải có một lời giải thích khác cho sự khác biệt rõ ràng trong các hình ảnh cực quang tia cực tím này.

Sau đó các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng sự phân bố tương đối của cực quang trong ảnh cực tím và phát hiện ra rằng Ganymede có thể trở nên đủ ấm vào buổi trưa ở gần đường xích đạo và nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này thay đổi rất nhiều trong ngày. Vì vậy, sự thay đổi của bề mặt băng sẽ giải phóng một lượng nhỏ các phân tử nước.

Sau đó các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng sự phân bố tương đối của cực quang trong ảnh cực tím và phát hiện ra rằng Ganymede có thể trở nên đủ ấm vào buổi trưa ở gần đường xích đạo và nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này thay đổi rất nhiều trong ngày. Vì vậy, sự thay đổi của bề mặt băng sẽ giải phóng một lượng nhỏ các phân tử nước.

Các nhà khoa học tin rằng không thể có sự sống tồn tại trên bề mặt của Ganymede vì bề mặt của hành tinh này có nhiệt độ trung bình rất thấp, vào khoảng âm 160 độ.

Các nhà khoa học tin rằng không thể có sự sống tồn tại trên bề mặt của Ganymede vì bề mặt của hành tinh này có nhiệt độ trung bình rất thấp, vào khoảng âm 160 độ.

Nhưng dưới lớp băng của Ganymede có một đại dương nước mặn, và hàm lượng nước lỏng trong đó vượt xa Trái Đất. Với lượng nước lỏng khổng lồ như vậy, khả năng có sự sống là rất cao, nhưng vì sự hạn chế khoa học công nghệ hiện nay của con người nên chúng ta vẫn chưa thể khám phá thêm được gì.

Nhưng dưới lớp băng của Ganymede có một đại dương nước mặn, và hàm lượng nước lỏng trong đó vượt xa Trái Đất. Với lượng nước lỏng khổng lồ như vậy, khả năng có sự sống là rất cao, nhưng vì sự hạn chế khoa học công nghệ hiện nay của con người nên chúng ta vẫn chưa thể khám phá thêm được gì.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cuc-nong-dau-hieu-su-song-tren-mat-trang-quay-quanh-sao-moc-1596956.html