Cực thú vị: Những loại trái cây độc lạ ở đất phương Nam

Hiếm khi được bán ở bên ngoài địa phương, những loại trái cây bản địa của Nam Bộ này sẽ khiến nhiều vị khách đến từ phương xa tò mò, muốn nếm thử.

Trái trường là loại trái cây được bán tại khu du lịch chùa Hang - hòn Phụ Tử ở Kiên Giang. Cây trưởng (Nephelium hypoleucum) là loài cây bản địa Đông Nam Á, có họ hàng với nhãn, vải, chôm chôm. Trái trường có vỏ ngoài giống trải vải, cùi có vị giống chôm chôm nhưng chua hơn, hạt to.

Trái trường là loại trái cây được bán tại khu du lịch chùa Hang - hòn Phụ Tử ở Kiên Giang. Cây trưởng (Nephelium hypoleucum) là loài cây bản địa Đông Nam Á, có họ hàng với nhãn, vải, chôm chôm. Trái trường có vỏ ngoài giống trải vải, cùi có vị giống chôm chôm nhưng chua hơn, hạt to.

Trái mây bán tại núi Sam, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Cây mây hay cây salak (Salacca zalacca) là loài cây họ Cau phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Trái mây có cùi trắng mềm, vị hơi chua, mùi thơm hấp dẫn. Loài cây này đã được trồng thương mại ở một số nước trong vùng.

Trái mây bán tại núi Sam, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Cây mây hay cây salak (Salacca zalacca) là loài cây họ Cau phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Trái mây có cùi trắng mềm, vị hơi chua, mùi thơm hấp dẫn. Loài cây này đã được trồng thương mại ở một số nước trong vùng.

 Trái thốt nốt tại khu du lịch Thạch Động, Hà Tiên. Thốt nốt (Borassus flabellifer) cũng là cây họ Cau, mọc nhiều ở các sinh cảnh khô ráo phía Nam châu Á. Trái thốt nốt có cùi màu trắng mọng nước, có thể ăn tươi hoặc dùng chế nước giải khát.

Trái thốt nốt tại khu du lịch Thạch Động, Hà Tiên. Thốt nốt (Borassus flabellifer) cũng là cây họ Cau, mọc nhiều ở các sinh cảnh khô ráo phía Nam châu Á. Trái thốt nốt có cùi màu trắng mọng nước, có thể ăn tươi hoặc dùng chế nước giải khát.

Trái trâm, còn gọi là trâm ba vỏ hay vôi rừng, tại một quầy hàng ở chợ Tịnh Biên, An Giang. Cây trâm (Syzygium cumini) cùng họ với cây sim, phân bố từ Nam Á đến Bắc Australia. Trái trâm có màu đen bóng khi chín, vị chua - ngọt và hơi chát, có một hạt cứng ở giữa.

Trái trâm, còn gọi là trâm ba vỏ hay vôi rừng, tại một quầy hàng ở chợ Tịnh Biên, An Giang. Cây trâm (Syzygium cumini) cùng họ với cây sim, phân bố từ Nam Á đến Bắc Australia. Trái trâm có màu đen bóng khi chín, vị chua - ngọt và hơi chát, có một hạt cứng ở giữa.

Trái mây rừng ở chợ Dương Đông, Phú Quốc. Mây là tên chung cho một số loài cây họ Cau có quan hệ gần gũi (chủ yếu thuộc chi Calamus) phổ biến ở Đông Nam Á, thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ mây tre đan. Trái của chúng có cùi mỏng, vị chua thanh, hơi chát.

Trái mây rừng ở chợ Dương Đông, Phú Quốc. Mây là tên chung cho một số loài cây họ Cau có quan hệ gần gũi (chủ yếu thuộc chi Calamus) phổ biến ở Đông Nam Á, thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ mây tre đan. Trái của chúng có cùi mỏng, vị chua thanh, hơi chát.

Trái bứa được bán ở khu vực chùa Sư Muôn, Phú Quốc. Cây bứa (Garcinia oliveri) là họ hàng gần của cây măng cụt, được ghi nhận ở Lào, Thái Lam, Campuchia và Việt Nam. Trái bứa trông giống như trái măng cụt thu nhỏ, có vị chua và hột to hơn.

Trái bứa được bán ở khu vực chùa Sư Muôn, Phú Quốc. Cây bứa (Garcinia oliveri) là họ hàng gần của cây măng cụt, được ghi nhận ở Lào, Thái Lam, Campuchia và Việt Nam. Trái bứa trông giống như trái măng cụt thu nhỏ, có vị chua và hột to hơn.

Trái vạn tuế rừng ở chùa Sư Muôn, Phú Quốc. Cây vạn tuế (Cycas revoluta) là loài thực vật không hoa cổ sơ, xuất hiện ở Đông và Đông Nam châu Á. Trái vạn tuế có độc, không ăn được mà chỉ dùng dể làm thuốc.

Trái vạn tuế rừng ở chùa Sư Muôn, Phú Quốc. Cây vạn tuế (Cycas revoluta) là loài thực vật không hoa cổ sơ, xuất hiện ở Đông và Đông Nam châu Á. Trái vạn tuế có độc, không ăn được mà chỉ dùng dể làm thuốc.

Trái lý được bán dạo trên đường phố Cần Thơ. Cây lý (Syzygium jambos) là thực vật bản địa Đông Nam Á, có quan hệ họ hàng gần gũi với cây roi, hay cây mận theo cách gọi của người miền Nam, So với trái roi, trái lý có vẻ ngoài tròn trịa, vị ngọt hơn.

Trái lý được bán dạo trên đường phố Cần Thơ. Cây lý (Syzygium jambos) là thực vật bản địa Đông Nam Á, có quan hệ họ hàng gần gũi với cây roi, hay cây mận theo cách gọi của người miền Nam, So với trái roi, trái lý có vẻ ngoài tròn trịa, vị ngọt hơn.

Trái dừa nước bên bờ rạch Cát ở quận 9, TP HCM. Dừa nước (Nypa fruticans) là loài cây họ Cau sinh trưởng tại các vùng đất ngập nước tại miền Nam châu Á và Bắc Australia. Trái dừa nước có cùi khá giống trái thốt nốt, được bán dạo tại các thành phố ở miền Nam Việt Nam.

Trái dừa nước bên bờ rạch Cát ở quận 9, TP HCM. Dừa nước (Nypa fruticans) là loài cây họ Cau sinh trưởng tại các vùng đất ngập nước tại miền Nam châu Á và Bắc Australia. Trái dừa nước có cùi khá giống trái thốt nốt, được bán dạo tại các thành phố ở miền Nam Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cuc-thu-vi-nhung-loai-trai-cay-doc-la-o-dat-phuong-nam-1634698.html