Cuộc chiến bảo vệ 'xa lộ cá mập' ở Thái Bình Dương

Sâu trong Thái Bình Dương tồn tại một 'siêu xa lộ' dành cho các loài di cư dưới nước dài 700 km, nối giữa quần đảo Galapagos (Ecuador) và đảo Cocos (Costa Rica).

 Đảo Cocos nằm cách bờ biển Costa Rica 340 km và cách quần đảo Galapagos 700 km về phía nam. Cả 2 đảo đều là nơi trú ẩn an toàn cho động vật hoang dã, vùng nước xung quanh mỗi khu vực đều được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đảo Cocos nằm cách bờ biển Costa Rica 340 km và cách quần đảo Galapagos 700 km về phía nam. Cả 2 đảo đều là nơi trú ẩn an toàn cho động vật hoang dã, vùng nước xung quanh mỗi khu vực đều được bảo vệ nghiêm ngặt.

 Giữa 2 hòn đảo có một "siêu xa lộ" sầm uất dành cho các loài cá di cư. Các loài như rùa biển và cá mập thường di chuyển qua lại giữa 2 khu bảo tồn biển, tìm kiếm thức ăn hay nơi làm tổ.

Giữa 2 hòn đảo có một "siêu xa lộ" sầm uất dành cho các loài cá di cư. Các loài như rùa biển và cá mập thường di chuyển qua lại giữa 2 khu bảo tồn biển, tìm kiếm thức ăn hay nơi làm tổ.

 Tuy nhiên đường bơi này của chúng cũng tạo điều kiện cho các hoạt động đánh bắt cá phát triển. Với việc số lượng loài di cư ngày càng giảm, các nhà khoa học và bảo tồn đang nỗ lực hành động để bảo vệ toàn bộ đường bơi này.

Tuy nhiên đường bơi này của chúng cũng tạo điều kiện cho các hoạt động đánh bắt cá phát triển. Với việc số lượng loài di cư ngày càng giảm, các nhà khoa học và bảo tồn đang nỗ lực hành động để bảo vệ toàn bộ đường bơi này.

 MigraMar, tổ chức gồm các nhà khoa học và nghiên cứu môi trường, đang tiên phong bằng những hành động mạnh mẽ. Họ đã gắn thẻ âm thanh và vệ tinh cho các loài riêng lẻ để theo dõi con đường di cư của chúng.

MigraMar, tổ chức gồm các nhà khoa học và nghiên cứu môi trường, đang tiên phong bằng những hành động mạnh mẽ. Họ đã gắn thẻ âm thanh và vệ tinh cho các loài riêng lẻ để theo dõi con đường di cư của chúng.

 Todd Steiner, một thành viên sáng lập của MigraMar cho biết họ đã ghi nhận ít nhất 6 loài đang thường xuyên di chuyển giữa 2 đảo. "Chúng tôi cho rằng có thể còn nhiều hơn thế".

Todd Steiner, một thành viên sáng lập của MigraMar cho biết họ đã ghi nhận ít nhất 6 loài đang thường xuyên di chuyển giữa 2 đảo. "Chúng tôi cho rằng có thể còn nhiều hơn thế".

 Steiner cho biết thêm rằng các khu bảo tồn quanh đảo Cocos và Galapagos có khả năng bảo vệ tốt với những loài cư trú, nhưng không phải với loài di cư cao.

Steiner cho biết thêm rằng các khu bảo tồn quanh đảo Cocos và Galapagos có khả năng bảo vệ tốt với những loài cư trú, nhưng không phải với loài di cư cao.

 Đường bơi giữa 2 đảo Cocos và Galapagos đi qua một chuỗi các vỉa, núi dưới nước, nơi cá mập và rùa dựa vào đó để điều hướng. Chúng hỗ trợ tốt cho sự sống, cung cấp điểm nghỉ ngơi và kiếm ăn quan trọng trong hành trình dài.

Đường bơi giữa 2 đảo Cocos và Galapagos đi qua một chuỗi các vỉa, núi dưới nước, nơi cá mập và rùa dựa vào đó để điều hướng. Chúng hỗ trợ tốt cho sự sống, cung cấp điểm nghỉ ngơi và kiếm ăn quan trọng trong hành trình dài.

 Rùa xanh, loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, được tìm thấy di chuyển giữa 2 hòn đảo. Chúng làm tổ ở Galapagos và kiếm ăn ở Cocos.

Rùa xanh, loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, được tìm thấy di chuyển giữa 2 hòn đảo. Chúng làm tổ ở Galapagos và kiếm ăn ở Cocos.

 Rùa luýt khổng lồ, một loài dễ bị tổn thương, cũng sử dụng tuyến đường này để sinh tồn. Mối đe dọa lớn nhất dành cho sự sống của chúng là có thể vướng vào lưới đánh cá hay vô tình bị tàu cá bắt.

Rùa luýt khổng lồ, một loài dễ bị tổn thương, cũng sử dụng tuyến đường này để sinh tồn. Mối đe dọa lớn nhất dành cho sự sống của chúng là có thể vướng vào lưới đánh cá hay vô tình bị tàu cá bắt.

 Cá mập đầu búa thường xuyên di chuyển kiếm ăn giữa 2 hòn đảo. Đây là loài cực kỳ nguy cấp, hiện tượng đánh bắt cá là mối đe dọa chính với chúng. Các nhà khoa học cho biết việc bảo vệ đường bơi sẽ giúp duy trì và tăng số lượng cá mập đầu búa lên.

Cá mập đầu búa thường xuyên di chuyển kiếm ăn giữa 2 hòn đảo. Đây là loài cực kỳ nguy cấp, hiện tượng đánh bắt cá là mối đe dọa chính với chúng. Các nhà khoa học cho biết việc bảo vệ đường bơi sẽ giúp duy trì và tăng số lượng cá mập đầu búa lên.

 Cá mập voi, loài cá lớn nhất thế giới, cũng là loài có tính di cư cao và đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2020, các nhà khoa học đã gắn thẻ định vị lên một con cá mập voi tên là Coco, gần Galapagos. Một tháng sau Coco đã đến đảo Cocos, gián tiếp xác nhận loài này có sử dụng đường bơi.

Cá mập voi, loài cá lớn nhất thế giới, cũng là loài có tính di cư cao và đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2020, các nhà khoa học đã gắn thẻ định vị lên một con cá mập voi tên là Coco, gần Galapagos. Một tháng sau Coco đã đến đảo Cocos, gián tiếp xác nhận loài này có sử dụng đường bơi.

 Gần đây nhất, các nhà khoa học xác nhận về trường hợp con cá mập hổ gắn thẻ cách đây 7 năm ở Galapagos đã xuất hiện tại Cocos. Cá mập hổ là loài săn mồi hàng đầu ở Thái Bình Dương, vì thế sự tồn tại của chúng rất quan trọng với toàn bộ hệ sinh thái biển.

Gần đây nhất, các nhà khoa học xác nhận về trường hợp con cá mập hổ gắn thẻ cách đây 7 năm ở Galapagos đã xuất hiện tại Cocos. Cá mập hổ là loài săn mồi hàng đầu ở Thái Bình Dương, vì thế sự tồn tại của chúng rất quan trọng với toàn bộ hệ sinh thái biển.

An Ngọc

Theo CNN

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cuoc-chien-bao-ve-xa-lo-ca-map-o-thai-binh-duong-post1240530.html