Công chúa Burundi Esther Kamatari mới đây đã chia sẻ về những khó khăn, thử thách mà bà từng phải đối mặt sau khi rời khỏi đất nước tới Paris (Pháp) vào những năm 1970. Ảnh: Getty.
Theo Insider, cuộc sống của Esther không giống như các thành viên Hoàng gia Anh hay bất kỳ gia đình hoàng gia nào. Những năm làm công chúa ở Burundi, bà buộc phải trưởng thành hơn so với những đứa trẻ khác. Ảnh: Insider.
Năm Esther 13 tuổi, cha bà là Hoàng tử Ignace Kamatari bị ám sát. Sau đó, chú của bà, Quốc vương Burundi, cũng qua đời vì bị sát hại vào năm 1972. Vụ ám sát đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Burundi. Ảnh: Getty.
Trong thời gian Esther được nuôi dưỡng trong Hoàng gia Burundi, cha của bà thường dạy bài học về sự khiêm tốn, chẳng hạn như hướng dẫn bà đi bộ đến trường với những đứa trẻ mà bố mẹ chúng không có xe hơi. Ảnh: YF.
"Chúng tôi thường đi cùng nhau, bởi vì cha tôi nói: 'Cha mẹ của họ không có xe hơi, vì vậy con nên đi bộ với họ, và sau đó con có thể hiểu cuộc sống của họ như thế nào. Đó là sự khiêm tốn", bà Esther kể lại. Ảnh: Wikipedia.
Sau biến cố của gia đình, Esther quyết định sử dụng học phí đại học của mình để mua vé một chiều tới Paris. Khi đó, bà không biết gì về thành phố này, ngoại trừ tháp Eiffel trông như thế nào thông qua các bức ảnh. Ảnh: Guerlain.
Burundi giải thích. Ảnh: OT.">
Tuy nhiên, sau khi đến Paris, Esther biết rằng nhận thức của thế giới về ý nghĩa của một hoàng gia là hoàn toàn trái ngược với định nghĩa của chính bà. "Một số người đã hỏi tôi: 'Cô có phải là một công chúa thực sự không?'. Bởi vì mọi người không nghĩ ở châu Phi chúng tôi cũng từng có vương quốc và đế chế. Trong suy nghĩ của một số người, Châu Phi là nơi dành cho nô lệ, không có gì", Công chúa Burundi giải thích. Ảnh: OT.
Mặc dù vậy, danh hiệu hoàng gia HRH của Esther đã giúp đảm bảo sự nghiệp của bà như ngày hôm nay.
Esther trở thành người mẫu da màu đầu tiên ở Pháp và từng làm việc với những tên tuổi nổi tiếng như Lanvin, Paco Rabanne, Pucci và Jean-Paul Gaultier. Ảnh: Getty.
Năm 1987, bà lập một hãng du lịch mang tên Burundi Expansion. Năm 1990, bà là chủ tịch Hội người Burundi ở Pháp, chuyên làm từ thiện. Ảnh: SC.
Từ năm 2010, bà đào tạo người mẫu cho "Văn hóa và Sáng tạo" - một chương trình thời trang được tổ chức tại Pháp. Ảnh: SC.
Bà Esther được mời tham gia Royal Bridges, một xã hội dành riêng cho các nghệ sĩ và khách quen của giới nghệ thuật hoàng gia, hoàng tử và quý tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Pinterest.
Công chúa Esther sử dụng mối quan hệ của mình với Royal Bridges để quảng bá việc bảo trợ của bà đối với Royal Drumers of Burundi, một màn trình diễn di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Getty.
Gần đây, bà Esther có kế hoạch quảng bá quỹ từ thiện mới của mình - Quỹ của Công chúa Kamatari của Burundi - nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Ảnh: Getty.
"Mong muốn của tôi là các gia đình hoàng gia khắp thế giới tham gia vào quỹ của tôi và hỗ trợ tôi giúp đỡ những người khác. Màu da không phải là vấn đề", bà Esther nói.
Mời độc giả xem thêm video: Gặp gỡ công chúa tóc mây ngoài đời thực (Nguồn video: VTC1)
Thiên An (T.H)
Thiên An (T.H)