Đại diện 17 quốc gia bàn cách phát triển nhân lực trong kỷ nguyên số
Các đại biểu đã cùng thảo luận về nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Hơn 120 đại biểu bao gồm nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản trị nhân lực đến từ 17 quốc gia đã cùng thảo luận các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số tại Hội thảo quốc tế châu Á lần thứ 18 của Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực (AHRD) 2019.
Đây là lần đầu tiên hội thảo được tổ chức tại Việt Nam, với sự đăng cai của Đại học Ngoại thương và Học viện Viettel. Sự kiện vừa được khai mạc sáng nay, ngày 6/11 và sẽ diễn ra đến hết ngày 8/11, tại Hà Nội.
Có 4 bài phát biểu đề dẫn, 8 nhóm chuyên sâu và 65 bài nghiên cứu được trình bày trong các phiên khai mạc và các phiên song song. Các nghiên cứu tập trung vào 10 nhóm vấn đề liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong phát triển nguồn nhân lực. Trong đó có các nhóm vấn đề như phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững; phát triển năng lực lãnh đạo; đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo tại nơi làm việc; phát triển nguồn nhân lực và giáo dục; trách nhiệm xã hội và đạo đức trong phát triển nguồn nhân lực; công nghệ thông tin và truyền thông với phát triển nguồn nhân lực; các vấn đề mới và đổi mới sáng tạo trong phát triển nguồn nhân lực…
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động mạnh mẽ tới nguồn nhân lực, từ sự thay thế của máy móc, robot đến yêu cầu người lao động phải liên tục học hỏi suốt đời thay vì chỉ học một lần như trước đây. Điều đó cũng đặt ra thách thức, đòi hỏi giáo dục đại học phải đổi mới cả mô hình và cơ cấu. Vấn đề đào tạo lại cho người lao động vẫn đang là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thay đổi nhanh chóng của thế giới việc làm.
Cũng theo bà Phụng, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong cả cách quản lý của cơ quan Nhà nước vả sự tự chuyển hướng đào tạo của các trường đại học để thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, bà Phụng cũng bày tỏ hy vọng hội thảo sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể được lắng nghe, tiếp thu các ý kiến quý báu, các kinh nghiệm của bạn bè quốc tế cho sự phát triển của giáo dục đại học, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong kỷ nguyên số./.
, một trong những tổ chứcquốc tế có uy tín nhất về phát triển nguồn nhân lực. Hiệp hội được thànhlập nhằm thúc đẩy các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về phát triểnnguồn nhân lực một cách có hệ thống với tầm nhìn dẫn dắt phát triển nguồn nhân lưc thông qua nghiên cứu.Hiệp hội có bốn tạp chí khoa học danh tiếng trên thế giới về phát triểnnguồn nhân lực và các Hội thảo quốc tế thường niên có uy tín được tổchức ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á.