Đài Loan thắt chặt đầu tư công nghệ vào Trung Quốc đại lục
i Loan sẽ sàng lọc các đề xuất của các nhà sản xuất chip và các công ty công nghệ đang tìm cách đầu tư vào Trung Quốc đại lục, thêm một bước nữa nhằm ngăn chặn việc Bắc Kinh chiếm đoạt công nghệ nhạy cảm trong các lĩnh vực như thiết kế chip.
Trung Quốc kêu gọi đầu tư từ Đài Loan vào lĩnh vực công nghệ đại lục bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác. Ảnh: Reuters
Tất cả các kế hoạch đầu tư liên quan đến chuyển giao công nghệ sẽ được xem xét trước theo các quy định sửa đổi, sẽ có hiệu lực sau khoảng hai tháng.
Những hạn chế đối với công nghệ cao đã thay đổi trên toàn cầu trong những năm gần đây. "Chúng tôi cũng phải tăng cường các quy định và đưa ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả", một đại diện từ Ủy ban Đầu tư của Bộ Kinh tế Đài Loan nói với Nikkei.
Bóng ma công nghệ Đài Loan rơi vào tay Bắc Kinh, thông qua liên doanh hoặc hợp tác công nghệ với các doanh nghiệp đại lục, đã nổi lên như một vấn đề nóng.
Chính phủ của bà Thái Anh Văn đã liên kết với Mỹ trong việc tăng thêm áp lực chống lại Trung Quốc. Mới tuần trước, các quan chức Đài Loan đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn để sàng lọc các khoản đầu tư của Trung Quốc trên hòn đảo này.
Washington đã ngăn chặn công ty viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies mua chip dựa trên công nghệ của Mỹ. Các biện pháp kiểm soát đầu tư mới của Đài Loan sẽ khuếch đại cú đòn giáng này của Mỹ
Đài Loan này là nơi đặt trụ sở sản xuất chip khổng lồ của Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan cùng với MediaTek, nhà thiết kế và phát triển chip lớn nhất Đài Loan. Nhiều mẫu thiết kế chip vừa và nhỏ cũng sản xuất ở Đài Loan.
Trung Quốc, quốc gia đang thiếu công nghệ bán dẫn bản địa, từ lâu đã tiếp cận Đài Loan với mục tiêu tiếp cận lĩnh vực công nghệ. Mã Anh Cửu, cựu chủ tịch Đài Loan thân Trung Quốc, đã đáp lại cuộc vận động hành lang của Bắc Kinh vào năm 2010 bằng cách loại bỏ thiết kế chip khỏi danh sách các hạng mục mà đầu tư ở đại lục bị cấm.
Trung Quốc đã mạnh tay đưa ra các ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác cho các tập đoàn Đài Loan đầu tư qua eo biển. Ít nhất 3.000 kỹ sư chip Đài Loan đã đảm nhận các vị trí trong các công ty Trung Quốc kể từ năm 2015, năm Bắc Kinh đưa ra sáng kiến "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" để tự chủ công nghệ.