Dân chạy sạt lở ở Hòa Bình: 'Chúng tôi chỉ muốn sớm được về nhà'

Đó là mong mỏi của những người dân phải di dời để phòng tránh sạt lở đất tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình).

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến đường Tỉnh lộ 433 từ thị trấn Đà Bắc đến xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc) xuất hiện nhiều đểm sạt lở. Chính quyền địa phương phải cắm biển để cảnh báo nguy hiểm tới người tham gia giao thông.

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến đường Tỉnh lộ 433 từ thị trấn Đà Bắc đến xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc) xuất hiện nhiều đểm sạt lở. Chính quyền địa phương phải cắm biển để cảnh báo nguy hiểm tới người tham gia giao thông.

Con đường từ Tỉnh lộ 433 vào xóm Rằng (xã Cao Sơn) cũng bị sạt lở chia cắt.

Con đường từ Tỉnh lộ 433 vào xóm Rằng (xã Cao Sơn) cũng bị sạt lở chia cắt.

Tại xóm Rằng, ngày 11/9, trên đồi Ao Ếch xuất hiện vết nứt dài và rộng kéo dài hơn 200m, bên trong đất có nước đục chảy ra nên tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất rất lớn. Khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở là nơi sinh sống của 14 hộ dân.

Tại xóm Rằng, ngày 11/9, trên đồi Ao Ếch xuất hiện vết nứt dài và rộng kéo dài hơn 200m, bên trong đất có nước đục chảy ra nên tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất rất lớn. Khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở là nơi sinh sống của 14 hộ dân.

Trước tình hình đó, chính quyền xã Cao Sơn đã phải nhanh chóng di chuyển các hộ dân trên ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, đồng thời cắm biển cảnh báo nguy hiểm, hạn chế người và phương tiện qua lại.

Trước tình hình đó, chính quyền xã Cao Sơn đã phải nhanh chóng di chuyển các hộ dân trên ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, đồng thời cắm biển cảnh báo nguy hiểm, hạn chế người và phương tiện qua lại.

Giao thông nội khu xóm Rằng ngổn ngang đất đá do mưa lớn và sạt lở đất gây ra.

Giao thông nội khu xóm Rằng ngổn ngang đất đá do mưa lớn và sạt lở đất gây ra.

Một ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng dở dang cũng phải tạm dừng thi công để chủ nhân di chuyển ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.

Một ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng dở dang cũng phải tạm dừng thi công để chủ nhân di chuyển ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.

Điểm Trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại xóm Rằng cũng phải đóng cửa để tránh sạt lở.

Điểm Trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại xóm Rằng cũng phải đóng cửa để tránh sạt lở.

Những hộ dân phải di dời phải ở nhờ nhà người ở các vùng an toàn hoặc được bố trí ở tại Nhà văn hóa xóm Rằng. Tại đây, họ được chính quyền địa phương bố trí phương án, hỗ trợ ăn nghỉ trong thời gian di dời.

Những hộ dân phải di dời phải ở nhờ nhà người ở các vùng an toàn hoặc được bố trí ở tại Nhà văn hóa xóm Rằng. Tại đây, họ được chính quyền địa phương bố trí phương án, hỗ trợ ăn nghỉ trong thời gian di dời.

Bà Lường Thị Khoáng (61 tuổi, dân tộc Tày) ra ở tại Nhà văn hóa xóm Rằng từ ngày 13/9 khi căn nhà của gia đình bà nằm ngay dưới chân đồi có khả năng sạt lở.

Bà Lường Thị Khoáng (61 tuổi, dân tộc Tày) ra ở tại Nhà văn hóa xóm Rằng từ ngày 13/9 khi căn nhà của gia đình bà nằm ngay dưới chân đồi có khả năng sạt lở.

7 người trong gia đình bà Lường Thị Thành (67 tuổi, dân tộc Tày) cũng phải di dời. Gần 20 ngày sinh sống tại Nhà văn hóa xóm Rằng, bà Thành chia sẻ bản thân chỉ muốn được trở về nơi ở cũ để sinh sống. "Những ngày đầu khi ra nơi cư trú tạm, tôi không quen nên thường xuyên mất ngủ", bà Thành chia sẻ.

7 người trong gia đình bà Lường Thị Thành (67 tuổi, dân tộc Tày) cũng phải di dời. Gần 20 ngày sinh sống tại Nhà văn hóa xóm Rằng, bà Thành chia sẻ bản thân chỉ muốn được trở về nơi ở cũ để sinh sống. "Những ngày đầu khi ra nơi cư trú tạm, tôi không quen nên thường xuyên mất ngủ", bà Thành chia sẻ.

Mong muốn của bà Thành cũng là niềm mong mỏi của ông Đinh Văn Sự (57 tuổi, dân tộc Tày). Ông Sự chia sẻ bản thân không quen với cuộc sống ở nơi cư trú tạm. Hàng ngày, những khi trời nắng, ông Sự vẫn trở về nhà chăm sóc vật nuôi của gia đình rồi lại trở ra.

Mong muốn của bà Thành cũng là niềm mong mỏi của ông Đinh Văn Sự (57 tuổi, dân tộc Tày). Ông Sự chia sẻ bản thân không quen với cuộc sống ở nơi cư trú tạm. Hàng ngày, những khi trời nắng, ông Sự vẫn trở về nhà chăm sóc vật nuôi của gia đình rồi lại trở ra.

Chính quyền địa phương cho biết, trước mắt, các hộ dân vẫn chưa thể trở lại nơi ở cũ. Địa phương cũng đã có văn bản đề nghị xã, huyện tiếp tục khảo sát, đánh giá và di dời tiếp những hộ còn lại đến nơi an toàn.

Chính quyền địa phương cho biết, trước mắt, các hộ dân vẫn chưa thể trở lại nơi ở cũ. Địa phương cũng đã có văn bản đề nghị xã, huyện tiếp tục khảo sát, đánh giá và di dời tiếp những hộ còn lại đến nơi an toàn.

PV

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/dan-chay-sat-lo-o-hoa-binh-chung-toi-chi-muon-som-duoc-ve-nha-20241003093746419.htm