Đảng Dân chủ Mỹ khởi động cuộc tấn công trực diện vào ngành dầu khí

Nước được sử dụng trong khoan dầu khí có thể bị xếp loại là chất thải nguy hại. Điều này sẽ gây phức tạp cho các công ty khai thác sử dụng nó nếu dự luật mới được thông qua, trở thành luật chính thức.

Luật Lãnh đạo Khí hậu và Hành động Môi trường cho Tương lai Quốc gia của chúng ta, gọi tắt là Đạo luật Tương lai SẠCH, kêu gọi các bước đi hướng tới một hệ thống năng lượng bền vững hơn với môi trường, bao gồm tất cả mọi thứ, từ xe điện đến máy bơm nhiệt và chế tạo trang thiết bị bổ sung.

Tuy nhiên, đáng chú ý đối với ngành công nghiệp dầu khí, dự luật bao gồm một phần dành riêng cho nước được sử dụng trong dầu và khoan và sau đó được xử lý trong các giếng đặc biệt.

Trong Mục 625 của dự luật có phần:

“Không muộn hơn 1 năm sau ngày ban hành Đạo luật Tương lai SẠCH, quản trị viên sẽ —

(A) xác định xem dung dịch khoan, nước sản xuất và các chất thải khác liên quan đến việc thăm dò, phát triển hoặc sản xuất dầu thô, khí tự nhiên hoặc năng lượng địa nhiệt có đáp ứng các tiêu chí ban hành trong phần này để xác định hoặc liệt kê chất thải nguy hại hay không;

“(B) xác định hoặc liệt kê là chất thải nguy hại bất kỳ dung dịch khoan, nước sản xuất hoặc các chất thải khác liên quan đến việc thăm dò, phát triển hoặc sản xuất dầu thô, khí tự nhiên hoặc năng lượng địa nhiệt mà quản trị viên xác định, theo điểm (A), đáp ứng các tiêu chí ban hành theo phần này để xác định hoặc liệt kê chất thải nguy hại; và

“(C) ban hành các quy định theo mục 3002, 3003 và 3004 đối với chất thải được xác định hoặc liệt kê là chất thải nguy hại theo điểm (B), ngoại trừ việc quản trị viên được ủy quyền sửa đổi các yêu cầu của các mục đó để tính đến các đặc điểm đặc biệt của chất thải như vậy miễn là các yêu cầu sửa đổi như vậy bảo vệ sức khỏe con người và môi trường”.

Chỉ có khoảng 800 giếng cấp I trên toàn nước Mỹ. Ảnh: GraverTech.

Chỉ có khoảng 800 giếng cấp I trên toàn nước Mỹ. Ảnh: GraverTech.

Nhà bình luận của tạp chí Forbes, David Blackmon gọi dự luật này là “một cuộc tấn công trực diện khác vào ngành dầu khí quốc gia” và tiếp tục trích dẫn một báo cáo do Viện Baker thuộc Đại học Rice thực hiện.

Báo cáo cho biết nếu nước sản xuất từ các giếng dầu khí mới được phân loại lại là chất thải nguy hại, điều này sẽ thay đổi các yêu cầu đối với việc xử lý nó và làm cho việc xử lý nước thải trở nên khó khăn hơn nhiều.

Thực ra, tình hình khá đơn giản. Ở thời điểm hiện tại, nước sản xuất tại Mỹ được xử lý trong cái gọi là giếng phun cấp II. Theo Viện Baker, có khoảng 180.000 giếng cấp II đang hoạt động trên khắp nước Mỹ.

Tuy nhiên, nếu nước sản xuất này được phân loại lại là chất thải nguy hại, nó sẽ cần phải được xử lý trong các giếng cấp I. Và đang chỉ có khoảng 800 giếng cấp I tại Mỹ. Mọi thứ có khả năng phức tạp hơn, vì không phải tất cả các giếng này đều chấp nhận nhận chất thải từ bên thứ ba.

Hơn nữa, hầu hết các giếng thải chất thải nguy hại này đều nằm dọc theo bờ biển của Louisiana và Texas, cách xa các mỏ có dầu đá phiến lớn.

Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ kìm hãm rất nhiều sản lượng dầu và khí đốt của Mỹ bằng cách đóng các máy khoan giếng. Vì các công ty có nghĩa vụ phải tìm cách vận chuyển khoảng 10 triệu thùng nước thải tới các giếng cấp I ở cách xa nơi khai thác hàng trăm km.

Tải trọng quy định đối với các công ty này cũng sẽ tăng lên, cuối cùng khiến cho việc sản xuất trở nên tốn kém hơn rất nhiều. Và cũng tồn tại mối nguy hiểm về môi trường.

Khi hoạt động địa chấn gia tăng ở một số vùng đất đá phiến của Mỹ trong đợt bùng nổ đá phiến đầu tiên, điều này có liên quan đến khai thác bằng thủy lực cắt phá (dùng áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong lòng đất).

Cuối cùng, nghiên cứu cho rằng mặc dù bản thân hoạt động làm nứt vỡ đá không gây ra hoạt động địa chấn gia tăng, thì việc xử lý nước thải lại là điều có lợi.

Nước thải và hóa chất - từ giếng thông thường và giếng dùng để khai thác bằng thủy lực cắt phá - được lưu trữ trong các hồ chứa dưới lòng đất. Theo dữ liệu khoa học do Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ trích dẫn, điều này có thể gây ra động đất. Và điều này là đúng với hàng trăm nghìn giếng.

Chỉ hai tuần trước, Rystad Energy báo cáo rằng số trận động đất trên 2,0 độ Richter ở 4 bang sản xuất dầu đã tăng từ 242 trận năm 2017 lên 938 trận vào năm 2020. Sự gia tăng được cho là do các giếng nước thải.

Giờ đây, dự luật Đạo luật Tương lai SẠCH đề xuất rằng số lượng giếng có sẵn để xử lý nước thải phải được thu hẹp thay vì mở rộng. Trên thực tế, điều này có thể giải quyết vấn đề gia tăng hoạt động địa chấn bằng cách không khuyến khích việc khoan dầu khí nhiều hơn.

Từ quan điểm của nghị sĩ dân chủ tại New Jersey, người ủng hộ dự luật và các thành viên đảng Dân chủ, Đạo luật Tương lai SẠCH có thể làm công việc "nhất tiễn xạ song điêu".

Tiệp Nguyễn

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/dang-dan-chu-my-khoi-dong-tan-cong-truc-dien-vao-dau-khi-34894.html