Dấu hiệu nhận biết bạn bị viêm da tiếp xúc

Mỗi khi sử dụng mỹ phẩm, tôi thường bị ngứa, khô, phồng rộp cả một vùng da ở mặt và cả bàn tay. Mọi người bảo tôi bị viêm da tiếp xúc. Xin hỏi điều này có đúng không?

Mỗi khi sử dụng mỹ phẩm, tôi thường bị ngứa, khô, phồng rộp cả một vùng da ở mặt và cả bàn tay. Mọi người bảo tôi bị viêm da tiếp xúc. Xin hỏi điều này có đúng không?

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)

Viêm da tiếp xúc là loại bệnh chàm do tiếp xúc với một chất cụ thể. Bệnh chàm là tên của một nhóm tình trạng khiến da bị khô và kích ứng.

Viêm da tiếp xúc khiến da bị ngứa, phồng rộp, khô và nứt nẻ. Da sáng hơn có thể chuyển sang màu đỏ và da sẫm màu hơn có thể chuyển sang màu nâu sẫm, tím hoặc xám. Phản ứng này thường xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng.

Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và mặt.

Viêm da tiếp xúc có thể được gây ra bởi:

Chất gây kích ứng: Chất gây tổn hại trực tiếp đến lớp da bên ngoài
Chất gây dị ứng: Chất khiến hệ thống miễn dịch phản ứng theo cách ảnh hưởng đến da

Bệnh thường do các chất kích thích như xà phòng và chất tẩy rửa, dung môi hoặc tiếp xúc thường xuyên với nước gây ra. Viêm da tiếp xúc dị ứng ít phổ biến hơn và có thể được gây ra bởi phản ứng dị ứng với các chất có trong một số sản phẩm nhất định, chẳng hạn mỹ phẩm hoặc một số kim loại, bao gồm cả niken.

Xử lý trái cây và rau sống, chưa nấu chín cũng có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở một số người.

Nếu bị viêm da tiếp xúc, bạn có thể thoa dưỡng ẩm để ngăn da khô. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng viêm da tiếp xúc dai dẳng, tái phát hoặc nghiêm trọng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích gây ra các triệu chứng của bạn. Nếu không thể tránh tiếp xúc, bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ, bao gồm:

Làm sạch da: Nếu bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích, hãy rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước ấm và dưỡng ẩm càng sớm càng tốt
Sử dụng găng tay để bảo vệ bàn tay: Nhưng thỉnh thoảng hãy tháo chúng ra vì đổ mồ hôi có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn
Thay đổi các sản phẩm gây kích ứng da: Kiểm tra các thành phần trên đồ trang điểm hoặc xà phòng để đảm bảo nó không chứa bất kỳ chất gây kích ứng hoặc dị ứng nào
Thoa dưỡng ẩm da thường xuyên và với số lượng lớn: Những chất này giữ cho da ngậm nước và giúp bảo vệ da khỏi các chất gây dị ứng và kích ứng.

Độc giả Mai Trang

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dau-hieu-nhan-biet-ban-bi-viem-da-tiep-xuc-post1497811.html