Đầu năm, nông dân ngoại thành Hà Nội cấy thuê kiếm tiền triệu

Ngay từ những ngày đầu xuân Nhâm Dần, nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã rộn ràng xuống đồng cấy cho kịp thời vụ Đông - Xuân. Đây cũng là dịp nhiều bà con kiếm thêm thu nhập từ nghề cấy lúa thuê.

Những ngày đầu năm rét căm căm, không khí trên những cánh đồng chiêm trũng tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) nhộn nhịp người căng dây, người cấy lúa.

Những ngày đầu năm rét căm căm, không khí trên những cánh đồng chiêm trũng tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) nhộn nhịp người căng dây, người cấy lúa.

Người cấy lúa làm việc theo từng tốp nhỏ, được chủ ruộng thuê để cho kịp thời vụ.

Người cấy lúa làm việc theo từng tốp nhỏ, được chủ ruộng thuê để cho kịp thời vụ.

Bà Đỗ Thị Hòa, người có thâm niên hơn mười năm làm công việc này chia sẻ, mỗi vụ bà cấy được khoảng 30 ngày công. Năm nay, một công cấy nhóm ba người của bà được trả 400.000 nghìn đồng/ngày. "Công việc chúng tôi thường bắt đầu từ 7h sáng đến 5h chiều. Người ở xã thì trưa tranh thủ về nhà; ai ở xa thì đem theo cơm ăn ngay tại bờ ruộng. Vì vụ cấy ở mỗi khu vực chỉ diễn ra khoảng 15 - 20 ngày, nên để kịp thời vụ nên phải ra đồng từ mùng 5, mùng 6 Tết”, bà Hòa nói.

Bà Đỗ Thị Hòa, người có thâm niên hơn mười năm làm công việc này chia sẻ, mỗi vụ bà cấy được khoảng 30 ngày công. Năm nay, một công cấy nhóm ba người của bà được trả 400.000 nghìn đồng/ngày. "Công việc chúng tôi thường bắt đầu từ 7h sáng đến 5h chiều. Người ở xã thì trưa tranh thủ về nhà; ai ở xa thì đem theo cơm ăn ngay tại bờ ruộng. Vì vụ cấy ở mỗi khu vực chỉ diễn ra khoảng 15 - 20 ngày, nên để kịp thời vụ nên phải ra đồng từ mùng 5, mùng 6 Tết”, bà Hòa nói.

“Làm nghề này chỉ mang tính chất thời vụ, vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng thu nhập cũng ra tấm, ra món. Mỗi vụ cấy thuê, chúng tôi có thể thu về từ 8 - 10 triệu đồng. Vụ hè thu, do thời tiết khắc nghiệt, công cấy có thể lên đến 500.000 đồng/ngày”, bà Thêm - cùng đội cấy với bà Hòa chia sẻ.

“Làm nghề này chỉ mang tính chất thời vụ, vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng thu nhập cũng ra tấm, ra món. Mỗi vụ cấy thuê, chúng tôi có thể thu về từ 8 - 10 triệu đồng. Vụ hè thu, do thời tiết khắc nghiệt, công cấy có thể lên đến 500.000 đồng/ngày”, bà Thêm - cùng đội cấy với bà Hòa chia sẻ.

Theo người cấy thuê, vì nhiều chủ ruộng sở hữu diện tích lớn, lại neo người làm vì con cái chủ yếu đi làm ăn xa. Ngoài ra, đối với vùng chiêm trũng, địa hình không bằng phẳng như các xã Liên Hiệp, Hiệp Thuận (thuộc huyện Phúc Thọ) nên chủ ruộng cũng không thể thuê máy móc can thiệp.

Theo người cấy thuê, vì nhiều chủ ruộng sở hữu diện tích lớn, lại neo người làm vì con cái chủ yếu đi làm ăn xa. Ngoài ra, đối với vùng chiêm trũng, địa hình không bằng phẳng như các xã Liên Hiệp, Hiệp Thuận (thuộc huyện Phúc Thọ) nên chủ ruộng cũng không thể thuê máy móc can thiệp.

Ở vùng chiêm trũng, bà con phải vớt bèo tấm, bắt ốc làm hại cho lúa.

Ở vùng chiêm trũng, bà con phải vớt bèo tấm, bắt ốc làm hại cho lúa.

Sau khi cấy thẳng hàng, thẳng lối, nông dân làm thêm công đoạn căng bạt 4 góc ruộng tránh chuột phá hoại.

Sau khi cấy thẳng hàng, thẳng lối, nông dân làm thêm công đoạn căng bạt 4 góc ruộng tránh chuột phá hoại.

Kim Sơn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dau-nam-nong-dan-ngoai-thanh-ha-noi-cay-thue-kiem-tien-trieu-post1415317.tpo