Đẩy mạnh truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Trong những năm qua, công tác truyền thông của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc. Nội dung, hình thức truyền thông được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, vận động trực tiếp đến người dân, góp phần tạo đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tạo niềm tin, sự yên tâm và tin tưởng trong nhân dân vào chính sách BHXH, BHYT của Đảng, Nhà nước.

Điểm tư vấn cố định truyền thông chính sách BHH, BHYT tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điểm tư vấn cố định truyền thông chính sách BHH, BHYT tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, trong bối cảnh tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình còn nhiều, BHXH Việt Nam vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT trong toàn ngành. Trong đó, tập trung đẩy mạnh truyền thông vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình với các nội dung sau:

Truyền thông kết quả thực hiện toàn diện các chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT; các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, những nỗ lực của toàn Ngành trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Truyền thông về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT:

Truyền thông ý nghĩa sâu sắc, kết quả thiết thực khi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương vào cuộc trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn

Truyền thông lan tỏa kết quả, sự thành công trong việc đưa chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Truyền thông về trách nhiệm, ý nghĩa việc hỗ trợ kinh phí đối với người tham gia BHXH, BHYT, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Tuyên truyền, động viên khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lực cũng như ý nghĩa của việc tự đảm bảo an sinh cho bản thâncủa mỗi người dân, từ đó giúp người dân hình thành thói quen chủ động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình như một nhu cầu thiết yếu để chăm sóc sức khỏe và ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.

Truyền thông vận động, thuyết phục, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm làm công tác thiện nguyện trong lĩnh vực BHXH, BHYT để tặng sổ BHXH tự nguyện, thẻ BHYT cho người dân, nhất là với nhữngngười có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định… để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó lan tỏa sâu rộng trong xã hội truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, ý nghĩa nhân văn, tính ưu việt của chế độ BHXH, BHYT đối với đời sống của người lao động và nhân dân.

Truyền thông về giá trị, ý nghĩa thời sự của chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người lao động và nhân dân.

Truyền thông các chế độ người lao động được hưởng do tác động của dịch Covia-19 như chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ ốm đau, chế độ BHYT… Qua đó truyền thông làm sâu sắc thêm giá trị nhân văn của chính sách BHXH, BHYT trong việc ổn định đời sống người dân khi có những biến cố, thiên tai, dịch bệnh khó lường, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân chủ động tham gia BHXH, BHYT như một nhu cầu tất yếu để phòng thân.

Truyền thông những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ của BHXH Việt Nam trong chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ; quyết tâm, nỗ lực của toàn ngành phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh gây ra.

Truyền thông các thông tin chỉ dẫn, các kênh thông tin, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của người dân như: Hotline, địa chỉ, số điện thoại, email cơ quan BHXH các cấp, các đại lý thu BHXH, BHYT… để người dân tiếp cận chính sách BHXH, BHYT, BHTN thuận lợi.

Nhóm chủ thể cần truyền thông

Đối với BHXH tự nguyện: Người lao động tự do, đặc biệt ưu tiên vận động người buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, bán hàng online, trông giữ trẻ tại nhà, người giúp việc gia đình, người có thu nhập ổn định….

Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xã viên hợp tác xã trong các làng nghề truyền thống...

Hộ gia đình kinh doanh cá thể; hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, trang trại thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ…

Người đang nhận trợ cấp của Nhà nước do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nhưng đang bảo lưu thời gian tham gia hoặc dừng tham gia.

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Đối với BHYT hộ gia đình: Người chưa tham gia BHYT. Các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

Người đã tham gia BHYT thuộc các trường hợp sau: Người thuộc hộ nghèo đã thoát nghèo; người thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được cấp có thẩm quyền công nhận thành phường, thị trấn hoặc đạt chuẩn nông thôn mới (nhóm này khi được công nhận sẽ không còn thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí, do đó cần ưu tiên truyền thông để nhóm này tiếp tục tham gia BHYT, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe lâu dài); người hết thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa có việc làm…

LK

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/day-manh-truyen-thong-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-287406.html