Đề xuất tăng mức phạt hàng loạt lỗi vi phạm giao thông

Bộ Công an vừa trình dự thảo Nghị định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó đề xuất tăng mức phạt đối với một loạt hành vi vi phạm giao thông.

Ô tô vượt đèn đỏ bị phạt đến 8 triệu đồng

Theo đề xuất, mức phạt đối với người điều khiển ô tô, xe máy vượt đèn đỏ tăng từ 1,2 - 2 triệu đồng so với mức phạt cũ.

Cụ thể, trong dự thảo nghị định đã chuyển tới Bộ Tư pháp để thẩm định, Bộ Công an đề xuất nâng mức phạt tiền hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông lên 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, từ 2-3 triệu đồng với người điều khiển xe máy. Đồng thời, người điều khiển phương tiện còn bị trừ 3 điểm giấy phép lái xe.

Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, người điều khiển phương tiện còn bị trừ 3 điểm giấy phép lái xe.

Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, người điều khiển phương tiện còn bị trừ 3 điểm giấy phép lái xe.

Còn theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021), với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng), người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đồng thời, người điều khiển phương tiện còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Tăng mức phạt cho vi phạm trên đường cao tốc

Theo nội dung dự thảo, hành vi lái xe ô tô đi ngược chiều hoặc lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, cao gấp đôi so với mức phạt hiện tại là 16-18 triệu đồng. Ngoài mức phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị trừ toàn bộ 12 điểm trên giấy phép lái xe.

Hành vi lái xe ô tô đi ngược chiều hoặc lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng

Hành vi lái xe ô tô đi ngược chiều hoặc lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng

Ngoài ra, các hành vi dừng, đỗ xe không đúng quy định hoặc quay đầu xe trên đường cao tốc cũng sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng và trừ 6 điểm bằng lái.

Trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị trừ toàn bộ điểm

Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là quy định xử lý nghiêm các trường hợp lái xe có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.

Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililit hoặc trong khí thở vượt quá 0,4 miligam/lít, người lái xe sẽ bị phạt tiền và trừ toàn bộ 12 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, hành vi từ chối kiểm tra nồng độ cồn cũng sẽ bị xử lý tương tự.

Bộ Công an bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu.

Bộ Công an bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu.

Đáng chú ý, trước đó, Ban soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền còn từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (thay vì 6-8 triệu đồng với ô tô) và 400-600.000 đồng (thay vì 2-3 triệu đồng với xe máy) với mức vi phạm cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định mới nhất (đang được Bộ Tư pháp thẩm định), Bộ Công an bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu.

“Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân và các nhà khoa học, trong dự thảo mới nhất, Bộ Công an vẫn giữ nguyên mức xử phạt về nồng độ cồn như trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP”, theo Bộ Công an.

Quy định về sang tên đổi chủ và các lỗi liên quan đến phương tiện

Dự thảo cũng đề xuất mức phạt từ 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000-1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy nếu không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua bán, tặng cho, hoặc thừa kế phương tiện.

Quy định về sang tên đổi chủ và các lỗi liên quan đến phương tiện

Quy định về sang tên đổi chủ và các lỗi liên quan đến phương tiện

Ngoài ra, các hành vi như lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng gây mất an toàn giao thông; không tuân thủ quy định về biển số xe; hoặc tự ý thay đổi đặc tính kỹ thuật của phương tiện cũng sẽ bị phạt từ 800.000 đến 6 triệu đồng, tùy theo tính chất vi phạm và đối tượng vi phạm là cá nhân hay tổ chức.

Xử phạt nghiêm hành vi đua xe trái phép

Dự thảo Nghị định còn đề xuất xử lý mạnh tay đối với các hành vi đua xe trái phép. Những cá nhân tụ tập cổ vũ, xúi giục, giúp sức cho hành vi đua xe trái phép sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.

Đối với hành vi tổ chức đua xe trái phép, mức phạt sẽ từ 10-20 triệu đồng đối với cá nhân và từ 20-40 triệu đồng đối với tổ chức.

Siết chặt quy định xử phạt với các hành vi vi phạm khác

Dự thảo cũng đề xuất tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ khác như: không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, không chấp hành chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, hoặc đi ngược chiều trên đường một chiều.

Mức phạt cho những vi phạm này sẽ được nâng từ 4-6 triệu đồng lên 6-8 triệu đồng, và người vi phạm sẽ bị trừ 3-4 điểm trên giấy phép lái xe.

Về thông tin tăng mức xử phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy định, theo Bộ Công an mức xử phạt hiện nay với hành vi này là 400-600.000 đồng. Tại dự thảo Nghị định mới, Bộ Công an giữ nguyên mức này nên các thông tin về việc tăng tiền phạt là không chính xác.

Nghị định mới của Bộ Công an cho thấy sự cương quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông

Nghị định mới của Bộ Công an cho thấy sự cương quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông

Như vậy, Dự thảo Nghị định mới của Bộ Công an cho thấy sự cương quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là trên các tuyến đường cao tốc và liên quan đến sử dụng rượu bia khi lái xe.

Nếu được thông qua, các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Diệu Phú

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/de-xuat-tang-muc-phat-hang-loat-loi-vi-pham-giao-thong-270600.htm