Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Dù đã tan rã vào năm 1991, nhưng cho đến nay, các loại vũ khí do Liên Xô thiết kế và phát triển vẫn tiếp tục được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

 Súng trường tự động Kalashnikov (AK 47) là một trong những súng trường tấn công thông dụng nhất của thế kỷ XX. AK 47 được kỹ sư Mikhail Kalashnikov thiết kế và cho ra đời sau Thế chiến II, cụ thể là năm 1947. Về cơ bản, thiết kế của AK 47 đáp ứng được mục tiêu của quân đội Liên Xô khi đó về chiến tranh hiện đại, khi hầu hết các cuộc giao tranh của bộ binh đều diễn ra trong phạm vi 300m. Vì vậy, AK 47 và các loại đạn 7,62x39 mm được thiết kế cho tầm bắn hiệu quả trong khoảng cách này. AK 47 có nhiều chế độ bắn với tốc độ bắn liên thanh đạt 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 715m/s. Hơn nữa, do đặc tính dễ sử dụng và có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường, nên AK-47 được ưa chuộng hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của các quốc gia khác. AK 47 nhanh chóng trở nên nổi tiếng, không chỉ đối với Hồng quân Liên Xô mà với nhiều quốc gia khác bởi giá thành rẻ, độ tin cậy cao và vẫn được sử dụng cho đến nay

Súng trường tự động Kalashnikov (AK 47) là một trong những súng trường tấn công thông dụng nhất của thế kỷ XX. AK 47 được kỹ sư Mikhail Kalashnikov thiết kế và cho ra đời sau Thế chiến II, cụ thể là năm 1947. Về cơ bản, thiết kế của AK 47 đáp ứng được mục tiêu của quân đội Liên Xô khi đó về chiến tranh hiện đại, khi hầu hết các cuộc giao tranh của bộ binh đều diễn ra trong phạm vi 300m. Vì vậy, AK 47 và các loại đạn 7,62x39 mm được thiết kế cho tầm bắn hiệu quả trong khoảng cách này. AK 47 có nhiều chế độ bắn với tốc độ bắn liên thanh đạt 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 715m/s. Hơn nữa, do đặc tính dễ sử dụng và có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường, nên AK-47 được ưa chuộng hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của các quốc gia khác. AK 47 nhanh chóng trở nên nổi tiếng, không chỉ đối với Hồng quân Liên Xô mà với nhiều quốc gia khác bởi giá thành rẻ, độ tin cậy cao và vẫn được sử dụng cho đến nay

 Súng ngắn bán tự động Makarov sử dụng đạn 9mm, do Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940 và chính thức được đưa vào biên chế năm 1951. Khẩu súng này được trang bị cho gần như tất cả các lực lượng của Liên Xô, từ quân đội, cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz. Makarov được chọn vì có kích thước nhỏ, gọn, trọng lượng nhẹ; cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, kinh tế, dễ chế tạo, độ chính xác cao, sử dụng tiện lợi, dễ bảo quản, sửa chữa và điều chỉnh. Thậm chí, khẩu súng này còn xuất hiện trong các bộ dụng cụ sinh tồn của các phi hành gia Liên Xô để phòng thân khi lên vũ trụ, hoặc sử dụng trong trường hợp bị mắc kẹt khi hạ cánh trở lại Trái đất.

Súng ngắn bán tự động Makarov sử dụng đạn 9mm, do Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940 và chính thức được đưa vào biên chế năm 1951. Khẩu súng này được trang bị cho gần như tất cả các lực lượng của Liên Xô, từ quân đội, cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz. Makarov được chọn vì có kích thước nhỏ, gọn, trọng lượng nhẹ; cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, kinh tế, dễ chế tạo, độ chính xác cao, sử dụng tiện lợi, dễ bảo quản, sửa chữa và điều chỉnh. Thậm chí, khẩu súng này còn xuất hiện trong các bộ dụng cụ sinh tồn của các phi hành gia Liên Xô để phòng thân khi lên vũ trụ, hoặc sử dụng trong trường hợp bị mắc kẹt khi hạ cánh trở lại Trái đất.

 Súng trường bắn tỉa Dragunov cũng được đánh giá là một trong những mẫu vũ khí cá nhân “huyền thoại” của Liên Xô. Được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov và ra mắt năm 1963, súng bắn tỉa SVD Dragunov sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62x54mm. SVD Dragunov được quân đội Liên Xô trang bị với vai trò là vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm xa cho bộ binh với tầm bắn hiệu dụng khoảng 800-1.000m. Ban đầu, quá trình sản xuất súng trường SVD Dragunov do nhà máy Izhmash thực hiện từ năm 1964 và đưa vào trang bị quân đội Liên Xô từ năm 1965. Tuy nhiên, bản quyền sản xuất sau đó được cung cấp cho nhiều quốc gia Đông Âu giúp biến SVD Dragunov thành loại vũ khí phổ biến trong biên chế quân đội thành viên Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Súng trường bắn tỉa Dragunov cũng được đánh giá là một trong những mẫu vũ khí cá nhân “huyền thoại” của Liên Xô. Được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov và ra mắt năm 1963, súng bắn tỉa SVD Dragunov sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62x54mm. SVD Dragunov được quân đội Liên Xô trang bị với vai trò là vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm xa cho bộ binh với tầm bắn hiệu dụng khoảng 800-1.000m. Ban đầu, quá trình sản xuất súng trường SVD Dragunov do nhà máy Izhmash thực hiện từ năm 1964 và đưa vào trang bị quân đội Liên Xô từ năm 1965. Tuy nhiên, bản quyền sản xuất sau đó được cung cấp cho nhiều quốc gia Đông Âu giúp biến SVD Dragunov thành loại vũ khí phổ biến trong biên chế quân đội thành viên Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

 Máy bay chiến đấu phản lực đa năng MiG-29, được sản xuất ở Liên Xô trong những năm 1980, hiện vẫn được sử dụng ở 29 quốc gia trên thế giới. MiG-29 được đánh giá là máy bay chiến đấu cơ động và nhanh nhẹn, có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ. Tuy nhiên, theo thời gian, MiG-29 đã bị lấn át bởi các loại máy bay chiến đấu hiện đại của NATO và “người anh em” Sukhoi. Hiện, không quân Nga hiện có khoảng 200 chiếc MiG-29 hiện đại hóa với động cơ cải tiến, radar hiện đại, cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cũng như khả năng chứa nhiên liệu tăng lên đáng kể.

Máy bay chiến đấu phản lực đa năng MiG-29, được sản xuất ở Liên Xô trong những năm 1980, hiện vẫn được sử dụng ở 29 quốc gia trên thế giới. MiG-29 được đánh giá là máy bay chiến đấu cơ động và nhanh nhẹn, có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ. Tuy nhiên, theo thời gian, MiG-29 đã bị lấn át bởi các loại máy bay chiến đấu hiện đại của NATO và “người anh em” Sukhoi. Hiện, không quân Nga hiện có khoảng 200 chiếc MiG-29 hiện đại hóa với động cơ cải tiến, radar hiện đại, cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cũng như khả năng chứa nhiên liệu tăng lên đáng kể.

 S-300 cùng "họ" hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổ hợp NPO Almaz nghiên cứu phát triển, được Liên Xô triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970. Ban đầu, S-300 được sử dụng để đánh chặn các phương tiện tập kích đường không như máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa hành trình. Phiên bản thời Chiến tranh Lạnh của S-300 có tầm bắn 150 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao trên 27 km. Các phiên bản gần đây, S-300 còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tiêm kích tàng hình, các mục tiêu bay thấp... Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

S-300 cùng "họ" hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổ hợp NPO Almaz nghiên cứu phát triển, được Liên Xô triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970. Ban đầu, S-300 được sử dụng để đánh chặn các phương tiện tập kích đường không như máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa hành trình. Phiên bản thời Chiến tranh Lạnh của S-300 có tầm bắn 150 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao trên 27 km. Các phiên bản gần đây, S-300 còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tiêm kích tàng hình, các mục tiêu bay thấp... Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

 Hồng quân Liên Xô từng sử dụng bệ phóng tên lửa Katyusha để chống lại Phát xít Đức từ Thế chiến II. Quyết định cuối cùng về việc đưa vào sản xuất Katyusha được đưa ra chỉ một ngày sau khi quân Đức bước qua biên giới Liên Xô vào 21/6/1941. Với ngoại hình đơn giản, là những bệ phóng tên lửa có thể gắn vào xe tải quân đội, Katyusha có giá thành sản xuất rẻ, tính cơ động cao nhưng không kém phần uy lực. Thực ra tên chính thức của Katyusha là BM-13, chữ BM là viết tắt của từ tiếng Nga có nghĩa là 'cỗ máy chiến đấu' và 13 để chỉ số nòng rocket trên một bệ phóng. Âm thanh và bề ngoài đặc biệt của Katyusha khiến binh lính Đức liên tưởng đến một chiếc đàn organ của nhà thờ, khiến người ta đặt cho biệt danh 'Stalinorgel' hay 'đàn organ của Stalin'.

Hồng quân Liên Xô từng sử dụng bệ phóng tên lửa Katyusha để chống lại Phát xít Đức từ Thế chiến II. Quyết định cuối cùng về việc đưa vào sản xuất Katyusha được đưa ra chỉ một ngày sau khi quân Đức bước qua biên giới Liên Xô vào 21/6/1941. Với ngoại hình đơn giản, là những bệ phóng tên lửa có thể gắn vào xe tải quân đội, Katyusha có giá thành sản xuất rẻ, tính cơ động cao nhưng không kém phần uy lực. Thực ra tên chính thức của Katyusha là BM-13, chữ BM là viết tắt của từ tiếng Nga có nghĩa là 'cỗ máy chiến đấu' và 13 để chỉ số nòng rocket trên một bệ phóng. Âm thanh và bề ngoài đặc biệt của Katyusha khiến binh lính Đức liên tưởng đến một chiếc đàn organ của nhà thờ, khiến người ta đặt cho biệt danh 'Stalinorgel' hay 'đàn organ của Stalin'.

 Hồng quân có được phần lớn chiến thắng trước Đức là nhờ chiếc xe tăng T-34 huyền thoại, lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường vào năm 1941. Xe tăng T-34 đời đầu có một pháo mạnh 76,2mm, lớp giáp nghiêng, động cơ tương đối mạnh và xích rộng bản. Đầu Thế chiến II, xe T-34 chỉ chiếm 4% kho xe tăng của Hồng quân nhưng đến giai đoạn cuối, T-34 đã chiếm ít nhất 55% số lượng xe tăng do Liên Xô sản xuất. Các biến thể T-34 được xuất khẩu với lượng lớn sau đó. Đến nay, quân đội Nga vẫn tôn vinh T-34 bằng cách để chiếc xe tăng này dẫn đầu trong các buổi lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (9/5).

Hồng quân có được phần lớn chiến thắng trước Đức là nhờ chiếc xe tăng T-34 huyền thoại, lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường vào năm 1941. Xe tăng T-34 đời đầu có một pháo mạnh 76,2mm, lớp giáp nghiêng, động cơ tương đối mạnh và xích rộng bản. Đầu Thế chiến II, xe T-34 chỉ chiếm 4% kho xe tăng của Hồng quân nhưng đến giai đoạn cuối, T-34 đã chiếm ít nhất 55% số lượng xe tăng do Liên Xô sản xuất. Các biến thể T-34 được xuất khẩu với lượng lớn sau đó. Đến nay, quân đội Nga vẫn tôn vinh T-34 bằng cách để chiếc xe tăng này dẫn đầu trong các buổi lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (9/5).

(theo DW)

Quang Đào

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/di-san-vu-khi-khong-lo-cua-quan-doi-lien-xo-175116.html