Di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ xuống cấp 'nghiêm trọng', có nguy cơ đổ sập

Gần thập kỷ không được trùng tu, bảo dưỡng, di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ở hiện tại đang bị xuống cấp nghiêm trọng với hàng loạt kèo, cột, mái ngói... bị mục nát và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Thuận Thành (Bắc Ninh) là địa phương ở hiện tại còn lưu giữ được nhiều di sản của nền văn hóa Kinh Bắc xưa. Trên toàn thị xã hiện có 81 di tích được Nhà nước công nhận, trong đó 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 22 di tích cấp quốc gia, 57 di tích cấp tỉnh, 5 bảo vật và nhóm bảo vật quốc gia.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận, di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ ở hiện tại đang có dấu hiệu xuống cấp do thời gian dài không được trùng tu, bảo dưỡng. Mái ngói của đình Đình Tổ hiện tại bị xô lệch, tường nứt loang nổ, cột kèo bị mối mọt ăn dẫn đến hư hỏng nặng khiến người dân Quan họ không an tâm mỗi dịp tới đình Đình Tổ đến cúng bái, hành hương.

 Toàn cảnh di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ tại thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) đang xuống cấp.

Toàn cảnh di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ tại thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) đang xuống cấp.

 Đình Đình Tổ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.

Đình Đình Tổ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.

Mặc dù đình Đình Tổ đã được trùng tu một số lần, nhưng do thời gian xây dựng đã lâu cộng với tác động của thời tiết lên nhiều hạng mục vốn đã hư hỏng từ trước, nay lại càng xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Xuân Bắc, người trong ban quản lý đình Đình Tổ cho biết: "Đình Đình Tổ là công trình kiến trúc văn hóa tín ngưỡng được nhân dân địa phương khởi dụng từ lâu đời để thờ Thành hoàng làng Thái sư Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa, vị thái sư đầu triều đại nhà Lý, triều đại khai mở ra kỷ nguyên nước Đại Việt lịch sử của dân tộc".

Ông Nguyễn Xuân Bắc cho biết thêm, trong thời gian kháng chiến đình Đình Tổ đã bị giặc tiêu phá hủy hoàn toàn, khi hòa bình lập lại người dân nơi đây đã cùng đóng góp để phục dựng lại ngồi đình như ngày nay. Tuy nhiên, do thời gian dài không được trùng tu, tôn tạo kịp thời khiến hàng loạt hạng mục đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mong các cấp có thẩm quyền sớm bổ sung kinh phí và có những giải pháp cụ thể để tránh những thiệt hại không đáng có.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Định, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) cho biết: "Ngôi đình Đình Tổ rất có giá trị về di tích lịch sử văn hóa, hiện tại ngôi đình Đình Tổ đã xuống cấp nghiêm trọng, mặc dù chính quyền địa phương đã có phương án gia cố khắc phục tạm thời một số chỗ nhỏ lẻ nhưng cũng chỉ được thời gian ngắn".

Do đó, phó Chủ tịch UBND xã Đình Tổ rất mong muốn chính quyền các cấp sớm có những chỉ đạo kịp thời, bổ sung kinh phí để địa phương cùng với nhân dân trung tu, tôn tạo kịp thời, tránh việc đổ sập không đáng có xảy ra.

Hình ảnh xuống cấp tại Di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

 Theo ghi nhận, mái ngói tại di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ sau thời gian dài chống trọi với thiên nhiên, không được tu bổ, tới nay đã bị xô lệch, cũ nát, gây nguy hiểm cho người dân tới hành hương vào ngày Rằm, Mồng 1.

Theo ghi nhận, mái ngói tại di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ sau thời gian dài chống trọi với thiên nhiên, không được tu bổ, tới nay đã bị xô lệch, cũ nát, gây nguy hiểm cho người dân tới hành hương vào ngày Rằm, Mồng 1.

 Gian nhà chính tại đình Đình Tổ là nơi thờ tế các thần linh, các cột trụ, xà gồ (đòn tay) đã bị mối mọt rất nặng. Đặc biệt là phần tường nhà rêu mốc bị biến dạng, cấu trúc tường không còn được kết nối vào nhau.

Gian nhà chính tại đình Đình Tổ là nơi thờ tế các thần linh, các cột trụ, xà gồ (đòn tay) đã bị mối mọt rất nặng. Đặc biệt là phần tường nhà rêu mốc bị biến dạng, cấu trúc tường không còn được kết nối vào nhau.

 Do mục nát và không đảm bảo an toàn nên người dân phường Đình Tổ phải dùng những đai sắt gia cố tạm thời, nhằm bảo vệ tránh nguy cơ di tích độ sập không đáng có.

Do mục nát và không đảm bảo an toàn nên người dân phường Đình Tổ phải dùng những đai sắt gia cố tạm thời, nhằm bảo vệ tránh nguy cơ di tích độ sập không đáng có.

 Thậm chí, những phần mộng đấu nối giữa cột, kèo bị mối mọt không còn chắn chắn phải cố định lại bằng đai sắt.

Thậm chí, những phần mộng đấu nối giữa cột, kèo bị mối mọt không còn chắn chắn phải cố định lại bằng đai sắt.

 Hệ thống mái và mộng đấu nối giữa các cột nhìn từ dưới lên.

Hệ thống mái và mộng đấu nối giữa các cột nhìn từ dưới lên.

 Tình trạng mục nát ngày càng nghiêm trọng.

Tình trạng mục nát ngày càng nghiêm trọng.

 Sau nhiều năm không được sửa chữa thường xuyên khiến nhiều hạng mục cột, kèo bị xuống cấp không còn đảm bảo an toàn.

Sau nhiều năm không được sửa chữa thường xuyên khiến nhiều hạng mục cột, kèo bị xuống cấp không còn đảm bảo an toàn.

 Hiện tại, di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ còn bảo lưu được nhiều tài liệu hiện vật có giá trị điển hình như 2 bức hoành phi cổ có nội dung khai quốc trạng nguyên và tiền triều lương xứ.

Hiện tại, di tích lịch sử - văn hóa đình Đình Tổ còn bảo lưu được nhiều tài liệu hiện vật có giá trị điển hình như 2 bức hoành phi cổ có nội dung khai quốc trạng nguyên và tiền triều lương xứ.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/di-tich-lich-su--van-hoa-dinh-dinh-to-xuong-cap-nghiem-trong-co-nguy-co-do-sap-post250096.html