Điểm danh các loài sóc cực thú vị trên toàn thế giới (1)

Họ Sóc (Sciuridae) gồm nhiều loài động gặm nhấm ngộ nghĩnh, có mối quan hệ khá thân thiện với con người. Cùng điểm qua những loài sóc phổ biến trên thế giới.

Sóc đỏ Mỹ (Tamiasciurus hudsonicus) dài 17-20 cm, phân bố ở Canada và miền Bắc nước Mỹ. Tiếng kêu ríu rít và lanh lảnh của loài sóc này là âm thanh thường gặp trong các khu rừng lá kim.

Sóc đỏ Mỹ (Tamiasciurus hudsonicus) dài 17-20 cm, phân bố ở Canada và miền Bắc nước Mỹ. Tiếng kêu ríu rít và lanh lảnh của loài sóc này là âm thanh thường gặp trong các khu rừng lá kim.

Sóc xám Mỹ (Sciurus carolinensis) dài 23-30 cm, phổ biến ở miền Đông nước Mỹ. Được đưa vào châu Âu, chúng đã dần thay thế dân số loài sóc đỏ bản địa tại nhiều khu vực.

Sóc xám Mỹ (Sciurus carolinensis) dài 23-30 cm, phổ biến ở miền Đông nước Mỹ. Được đưa vào châu Âu, chúng đã dần thay thế dân số loài sóc đỏ bản địa tại nhiều khu vực.

Sóc đỏ (Sciurus vulgaris) dài 18-24 cm, phân bố rộng ở lục địa Á - Âu. Chúng có túm lông dài trên tai vào mùa đông. Khi thay lông vào mùa hè, túm lông này sẽ biến mất.

Sóc đỏ (Sciurus vulgaris) dài 18-24 cm, phân bố rộng ở lục địa Á - Âu. Chúng có túm lông dài trên tai vào mùa đông. Khi thay lông vào mùa hè, túm lông này sẽ biến mất.

Sóc nâu bạc (Ratufa affinis) dài 25-46 cm, sống trong các khu rừng ở bán đảo Mã Lai, Borneo và Sumatra. Các loài sóc thuộc chi Ratufa thường nằm bẹp trên thân cây chứ ít khi đứng bằng hai chân sau như các loài sóc ở chi Sciurus.

Sóc nâu bạc (Ratufa affinis) dài 25-46 cm, sống trong các khu rừng ở bán đảo Mã Lai, Borneo và Sumatra. Các loài sóc thuộc chi Ratufa thường nằm bẹp trên thân cây chứ ít khi đứng bằng hai chân sau như các loài sóc ở chi Sciurus.

Sóc xám Nam Á (Ratufa macroura) dài 25-45 cm, phân bố ở Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Loài này hầu như chỉ ở trên cây, rất hiếm khi xuống mặt đất.

Sóc xám Nam Á (Ratufa macroura) dài 25-45 cm, phân bố ở Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Loài này hầu như chỉ ở trên cây, rất hiếm khi xuống mặt đất.

Sóc bay nhỏ Bắc Mỹ (Glaucomys volans) dài 13-15 cm, được ghi nhận ở miền Đông nước Mỹ. Chúng hoạt động về đêm, sống trong hốc cây và thường tụ tập thành nhóm vào mùa đông.

Sóc bay nhỏ Bắc Mỹ (Glaucomys volans) dài 13-15 cm, được ghi nhận ở miền Đông nước Mỹ. Chúng hoạt động về đêm, sống trong hốc cây và thường tụ tập thành nhóm vào mùa đông.

Sóc Prevost (Callosciurus prevostii) dài 13-28 cm, phân bổ ở các đảo lớn khu vực Đông Nam Á. Chúng có màu lông "tam thể" dễ nhận biết với ba màu trắng, đen và hung.

Sóc Prevost (Callosciurus prevostii) dài 13-28 cm, phân bổ ở các đảo lớn khu vực Đông Nam Á. Chúng có màu lông "tam thể" dễ nhận biết với ba màu trắng, đen và hung.

Sóc nhiệt đới Gambia (Heliosciurus gambianus) dài 17-27 cm, phổ biến ở các khu rừng thưa, xavan từ Senegal đến Zimbabwe. Chúng chủ yếu ăn hạt các loài cây thuộc chi Keo.

Sóc nhiệt đới Gambia (Heliosciurus gambianus) dài 17-27 cm, phổ biến ở các khu rừng thưa, xavan từ Senegal đến Zimbabwe. Chúng chủ yếu ăn hạt các loài cây thuộc chi Keo.

Sóc đất Nam Phi (Xerus inauris) dài 15-20 cm, sinh sống ở các vùng bán sa mạc Nam phi. Chúng có bộ lông thô, thường trú trong hang để tránh cái nắng ban ngày và giá lạnh buổi đêm.

Sóc đất Nam Phi (Xerus inauris) dài 15-20 cm, sinh sống ở các vùng bán sa mạc Nam phi. Chúng có bộ lông thô, thường trú trong hang để tránh cái nắng ban ngày và giá lạnh buổi đêm.

Sóc đất Columbia (Urocitellus columbianus) dài 25-30 cm, phân bố từ bang Idaho của Mỹ đến miền Tây Canada. Loài sóc này sống thành đàn ở các đồng cỏ và bìa rừng.

Sóc đất Columbia (Urocitellus columbianus) dài 25-30 cm, phân bố từ bang Idaho của Mỹ đến miền Tây Canada. Loài sóc này sống thành đàn ở các đồng cỏ và bìa rừng.

Sóc đất áo vàng (Callospermophilus lateralis) dài 15-20 cm, xuất hiện phổ biến ở các khu rừng và miền núi phía Tây nước Mỹ. Chúng giống như một phiên bản lớn hơn của sóc chuột.

Sóc đất áo vàng (Callospermophilus lateralis) dài 15-20 cm, xuất hiện phổ biến ở các khu rừng và miền núi phía Tây nước Mỹ. Chúng giống như một phiên bản lớn hơn của sóc chuột.

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/diem-danh-cac-loai-soc-cuc-thu-vi-tren-toan-the-gioi-1-1645177.html