Điểm lại những trận đánh làm rung chuyển châu Âu thời cổ đại

Trận Troy (1260 TCN), trận Marathon (490 TCN) hay trận Salamis (480 TCN)... được các sử gia coi là những trận đánh nổi tiếng nhất châu Âu thời cổ đại. Cùng điểm qua những nét chính về các trận đánh này.

 Trận Troy (1260 TCN) là trận đánh giữa thành Troy với thành bang Sparta Hy Lạp kéo dài trong thế giằng co suốt 10 năm. Theo sử thi của Homer, người Sparta đã nghĩ ra kế giấu 100 binh lính vào con ngựa gỗ khổng lồ khiến dân thành Troy tò mò đẩy vào trong thành. Đêm đến, những binh lính này phá cổng thành từ bên trong khiến thành Troy thất thủ.

Trận Troy (1260 TCN) là trận đánh giữa thành Troy với thành bang Sparta Hy Lạp kéo dài trong thế giằng co suốt 10 năm. Theo sử thi của Homer, người Sparta đã nghĩ ra kế giấu 100 binh lính vào con ngựa gỗ khổng lồ khiến dân thành Troy tò mò đẩy vào trong thành. Đêm đến, những binh lính này phá cổng thành từ bên trong khiến thành Troy thất thủ.

 Trận Marathon (490 TCN) diễn ra giữa thành bang Athens của Hy Lạp với quân Ba Tư, với chiến thắng vang dội của người Hy Lạp. Sau khi thắng trận, một chiến binh Hy Lạp đã chạy 42 km về Athens để báo tin chiến thắng rồi gục xuống và qua đời. Hình ảnh đó đã đi vào lịch sử, trở thành cảm hứng cho sự ra đời của môn chạy Marathon.

Trận Marathon (490 TCN) diễn ra giữa thành bang Athens của Hy Lạp với quân Ba Tư, với chiến thắng vang dội của người Hy Lạp. Sau khi thắng trận, một chiến binh Hy Lạp đã chạy 42 km về Athens để báo tin chiến thắng rồi gục xuống và qua đời. Hình ảnh đó đã đi vào lịch sử, trở thành cảm hứng cho sự ra đời của môn chạy Marathon.

 Trận Thermopylae (480 TCN) là cuộc chiến của Sparta nhằm cầm chân quân xâm lược người Ba Tư. Trong trận này, 300 binh sĩ Sparta đã tận dụng địa hình để tử thủ trước 10.000 quân địch. Họ đã ba lần lần đẩy lùi sự tấn công của đối phương trước khi bị tiêu diệt đến người cuối cùng. Nhờ sự hi sinh của họ, hàng vạn người đã kịp di chuyển đến nơi an toàn.

Trận Thermopylae (480 TCN) là cuộc chiến của Sparta nhằm cầm chân quân xâm lược người Ba Tư. Trong trận này, 300 binh sĩ Sparta đã tận dụng địa hình để tử thủ trước 10.000 quân địch. Họ đã ba lần lần đẩy lùi sự tấn công của đối phương trước khi bị tiêu diệt đến người cuối cùng. Nhờ sự hi sinh của họ, hàng vạn người đã kịp di chuyển đến nơi an toàn.

 Trận Salamis (480 TCN) là trận thủy chiến lớn nhất thời cổ đại. Trong trận này, 1.200 tàu chiến cùng khoảng 300.000 quân Ba Tư. Binh đoàn khổng lồ của họ bị đánh bại bởi các chiến binh Hy Lạp với lực lượng ít hơn 3-4 lần. Thất bại này khiến giấc mộng chinh phục châu Âu của vuaBa Tư Xerxes tan thành mây khói.

Trận Salamis (480 TCN) là trận thủy chiến lớn nhất thời cổ đại. Trong trận này, 1.200 tàu chiến cùng khoảng 300.000 quân Ba Tư. Binh đoàn khổng lồ của họ bị đánh bại bởi các chiến binh Hy Lạp với lực lượng ít hơn 3-4 lần. Thất bại này khiến giấc mộng chinh phục châu Âu của vuaBa Tư Xerxes tan thành mây khói.

 Trận Isuss (333 TCN) là chiến công lớn đầu tiên trong sự nghiệp huy hoàng của Alexandre Đại đế. Dù chỉ có 20.000 bộ binh, 5.000 kỵ binh, ông vẫn chủ động tấn công và đè bẹp quân đội Ba Tư đông hơn nhiều lần. Trong trận này, quân Ba Tư tổn thất hơn 100.000 bộ binh và kỵ binh, phải vứt bỏ toàn bộ chiến xa và quân nhu.

Trận Isuss (333 TCN) là chiến công lớn đầu tiên trong sự nghiệp huy hoàng của Alexandre Đại đế. Dù chỉ có 20.000 bộ binh, 5.000 kỵ binh, ông vẫn chủ động tấn công và đè bẹp quân đội Ba Tư đông hơn nhiều lần. Trong trận này, quân Ba Tư tổn thất hơn 100.000 bộ binh và kỵ binh, phải vứt bỏ toàn bộ chiến xa và quân nhu.

 Trận Syracuse (212 TCN) là cuộc đối đầu giữa thành Syracuse – quê hương của nhà bác học Archimedes – với quân La Mã. Tương truyền, trong trận này Archimedes đã dùng những gương cầu lõm khổng lồ để hội tụ ánh sáng thiêu cháy các tàu chiến La Mã. Cuối cùng, người La Mã dùng kế đánh úp và hạ thành Syracuse, Archimedes bị sát hại.

Trận Syracuse (212 TCN) là cuộc đối đầu giữa thành Syracuse – quê hương của nhà bác học Archimedes – với quân La Mã. Tương truyền, trong trận này Archimedes đã dùng những gương cầu lõm khổng lồ để hội tụ ánh sáng thiêu cháy các tàu chiến La Mã. Cuối cùng, người La Mã dùng kế đánh úp và hạ thành Syracuse, Archimedes bị sát hại.

 Trận Pharsalus (48 TCN) là trận đánh bước ngoặt của Julius Ceasar – nhà lãnh đạo vĩ đại của đế chế La Mã. Trong trận này, bằng tài bài binh bố trận mình, Caesar đã khiến cho lực lượng kỵ binh hùng mạnh của thành Pompei hoàn toàn sụp đổ. Sau trận đánh, Caesar đặt nền móng cho vị thế thống lĩnh La Mã của mình.

Trận Pharsalus (48 TCN) là trận đánh bước ngoặt của Julius Ceasar – nhà lãnh đạo vĩ đại của đế chế La Mã. Trong trận này, bằng tài bài binh bố trận mình, Caesar đã khiến cho lực lượng kỵ binh hùng mạnh của thành Pompei hoàn toàn sụp đổ. Sau trận đánh, Caesar đặt nền móng cho vị thế thống lĩnh La Mã của mình.

 Trận Actium (31 TCN) là trận hải chiến giữa các lực lượng của Octavian (La Mã) và liên quân của Marcus Antonius – Cleopatra VII (Ai Cập). Chiến thắng quyết định của Octavian trong trận này giúp ông củng cố quyền lực, mở đầu cho thời kỳ chuyên chế La Mã. Thua trận này, nữ hoàng Cleopatra tự tử.

Trận Actium (31 TCN) là trận hải chiến giữa các lực lượng của Octavian (La Mã) và liên quân của Marcus Antonius – Cleopatra VII (Ai Cập). Chiến thắng quyết định của Octavian trong trận này giúp ông củng cố quyền lực, mở đầu cho thời kỳ chuyên chế La Mã. Thua trận này, nữ hoàng Cleopatra tự tử.

Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/diem-lai-nhung-tran-danh-lam-rung-chuyen-chau-au-thoi-co-dai-1525688.html