Điểm mặt 10 'sát thủ độc dược' trong giới thực vật ở Việt Nam

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thực vật sinh sôi phát triển. Đa phần thực vật ở nước ta có tính chất lành tính, đặc biệt có nhiều loại cây còn có công dụng chữa bệnh. Tuy thế, Việt Nam vẫn tồn tại rất nhiều loại thực vật được ví như 'sát thủ độc dược' vì sở hữu thuật 'ẩn thân' dưới vỏ bọc tưởng chừng vô hại nhưng lại có độc tính gây chết người.

 Lá ngón (tên tiếng anh là Gelsemium elegan Benth) hay còn gọi là Đoạn trường thảo là loại cây có độc tính cao nhất (thuộc độc bảng A), chỉ cần 3 lá là đủ gây chết người. Ở Việt Nam, cây chủ yếu mọc ở vùng núi cao miền Bắc

Lá ngón (tên tiếng anh là Gelsemium elegan Benth) hay còn gọi là Đoạn trường thảo là loại cây có độc tính cao nhất (thuộc độc bảng A), chỉ cần 3 lá là đủ gây chết người. Ở Việt Nam, cây chủ yếu mọc ở vùng núi cao miền Bắc

 Độc tính của lá ngón là do các ancaloit (có tới 17 đơn phân trong đó chất kịch độc koumin chiếm chủ yếu) chứa trong toàn bộ cây, thứ tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Người ăn phải lá ngón sẽ có triệu chứng khát nước, chóng mặt, buồn nôn, sùi bọt mép, hạ huyết áp... Với liều cao sẽ gây liệt hô hấp, tử vong nhanh

Độc tính của lá ngón là do các ancaloit (có tới 17 đơn phân trong đó chất kịch độc koumin chiếm chủ yếu) chứa trong toàn bộ cây, thứ tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Người ăn phải lá ngón sẽ có triệu chứng khát nước, chóng mặt, buồn nôn, sùi bọt mép, hạ huyết áp... Với liều cao sẽ gây liệt hô hấp, tử vong nhanh

 Cây xoan (tên tiếng anh là Melia azedarach) còn được gọi là xoan ta, sầu đâu, sầu đồng... xuất hiện nhiều trong thi ca vì vẻ đẹp giản dị của những đóa hoa tím. Tuy nhiên đằng sau vẻ đẹp nên thơ đó, cây xoan được mệnh danh là "sát thủ độc dược" vì độc tính toàn thân của mình

Cây xoan (tên tiếng anh là Melia azedarach) còn được gọi là xoan ta, sầu đâu, sầu đồng... xuất hiện nhiều trong thi ca vì vẻ đẹp giản dị của những đóa hoa tím. Tuy nhiên đằng sau vẻ đẹp nên thơ đó, cây xoan được mệnh danh là "sát thủ độc dược" vì độc tính toàn thân của mình

 Yếu tố gây độc là các chất gây độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, chủ yếu có nhiều trong quả xoan. Triệu chứng ngộ độc cây xoan thường gặp là: Mất vị giác, nôn mửa, tiêu chảy, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim... và tử vong sau 24 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời

Yếu tố gây độc là các chất gây độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, chủ yếu có nhiều trong quả xoan. Triệu chứng ngộ độc cây xoan thường gặp là: Mất vị giác, nôn mửa, tiêu chảy, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim... và tử vong sau 24 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời

 Cây Vạn niên thanh (tên khoa học là Dieffenbachia amoena) thường được đặt trong nhà, công sở... vì ý nghĩa phong thủy và có công dụng lọc sạch không khí. Tuy nhiên, loại cây này khi tiếp xúc bạn nên cẩn thận vì toàn thân cây đều mang độc

Cây Vạn niên thanh (tên khoa học là Dieffenbachia amoena) thường được đặt trong nhà, công sở... vì ý nghĩa phong thủy và có công dụng lọc sạch không khí. Tuy nhiên, loại cây này khi tiếp xúc bạn nên cẩn thận vì toàn thân cây đều mang độc

 Nếu tiếp xúc với lá cây có khả năng sẽ bị viêm da nhẹ. Vô tình nhai phải lá, tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào lá có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa... Ghi nhận trường hợp ngô độc cây Vạn niên thanh chủ yếu là ở trẻ nhỏ và thú nuôi

Nếu tiếp xúc với lá cây có khả năng sẽ bị viêm da nhẹ. Vô tình nhai phải lá, tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào lá có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa... Ghi nhận trường hợp ngô độc cây Vạn niên thanh chủ yếu là ở trẻ nhỏ và thú nuôi

 Cây ngũ sắc (có tên khoa học là Lantana camara) hay còn gọi là cây thơm ổi, trâm ổi... được trồng làm cảnh vì màu sắc hoa đa dạng, mùi thơm nhẹ như ổi chín và dễ trồng. Cây có tác dụng chữa bệnh, như: Hoa trị ho; Rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc; Lá trị bong gân, cầm máu... Tuy nhiên, quả ngũ sắc lại chứa độc gây hại cho con người

Cây ngũ sắc (có tên khoa học là Lantana camara) hay còn gọi là cây thơm ổi, trâm ổi... được trồng làm cảnh vì màu sắc hoa đa dạng, mùi thơm nhẹ như ổi chín và dễ trồng. Cây có tác dụng chữa bệnh, như: Hoa trị ho; Rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc; Lá trị bong gân, cầm máu... Tuy nhiên, quả ngũ sắc lại chứa độc gây hại cho con người

 Trong quả ngũ sắc có chứa chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong

Trong quả ngũ sắc có chứa chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong

 Cây Ngót nghẻo (tên khoa học là Gloriosa superba) ở Việt Nam được biết đến với các tên như Ngoắt nghẻo, Ngọt nghẹo, Huệ lồng đèn... Cây sống nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và được nhiều dân chơi cây cảnh ưa chuộng vì sắc hoa đỏ rực rỡ

Cây Ngót nghẻo (tên khoa học là Gloriosa superba) ở Việt Nam được biết đến với các tên như Ngoắt nghẻo, Ngọt nghẹo, Huệ lồng đèn... Cây sống nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và được nhiều dân chơi cây cảnh ưa chuộng vì sắc hoa đỏ rực rỡ

 Tuy nhiên, việc trồng Ngót nghẻ xung quanh nhà làm cảnh là cực kỳ nguy hiểm. Vì toàn thân cây đều có độc, đặc biệt phần rễ củ của cây nhiều chất độc colchicine, alkaloid gloriocine có thể gây ra tình trạng tê dại toàn thân, khó thở, mất tri giác... và tử vong nếu ăn hoặc uống rượu ngâm từ rễ củ

Tuy nhiên, việc trồng Ngót nghẻ xung quanh nhà làm cảnh là cực kỳ nguy hiểm. Vì toàn thân cây đều có độc, đặc biệt phần rễ củ của cây nhiều chất độc colchicine, alkaloid gloriocine có thể gây ra tình trạng tê dại toàn thân, khó thở, mất tri giác... và tử vong nếu ăn hoặc uống rượu ngâm từ rễ củ

 Được biết đến với tên khoa học là Nerium oleander, cây Trúc đào được trồng phổ biến để làm cảnh tuy nhiên loại cây này lại vô cùng độc. Toàn thân cây đều chứa chất cực độc oleandrin, neriin. Nuốt phải hoa, lá cây nếu nhẹ có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Nặng có thể làm cơ thể mất kiểm soát, hôn mê và dẫn đến tử vong

Được biết đến với tên khoa học là Nerium oleander, cây Trúc đào được trồng phổ biến để làm cảnh tuy nhiên loại cây này lại vô cùng độc. Toàn thân cây đều chứa chất cực độc oleandrin, neriin. Nuốt phải hoa, lá cây nếu nhẹ có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Nặng có thể làm cơ thể mất kiểm soát, hôn mê và dẫn đến tử vong

 Ngay cả việc đụng vào lá cây cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Nếu trồng cây trúc đào cạnh nguồn nước có thể khiến nước nhiễm độc từ rễ và lá cây rụng xuống. Đặc biệt, độc tính của cây lại không có cách nào khử được

Ngay cả việc đụng vào lá cây cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Nếu trồng cây trúc đào cạnh nguồn nước có thể khiến nước nhiễm độc từ rễ và lá cây rụng xuống. Đặc biệt, độc tính của cây lại không có cách nào khử được

 Cây thầu dầu tía (danh pháp khoa học là Ricinus communis) được biết đến với công hiệu có thể chữa bệnh trĩ. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

Cây thầu dầu tía (danh pháp khoa học là Ricinus communis) được biết đến với công hiệu có thể chữa bệnh trĩ. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

 Tuy nhiên, hạt của cây lại chứa chất kịch độc ricin - chất gây vón hồng cầu và bạch cầu. Chỉ cần 3 mg ricin tiêm dưới da hoặc 180 mg uống (tương đương với 1 hạt thầu dầu) có thể gây triệu chứng buồn nôn. Từ 3-4 hạt có thể gây tử vong cho một đứa trẻ, 14-15 hạt gây tử vong cho một người trưởng thành. Tuy thế, độc tính có ricin có thể được phá hủy ở 115 độ C trong một giờ rưỡi

Tuy nhiên, hạt của cây lại chứa chất kịch độc ricin - chất gây vón hồng cầu và bạch cầu. Chỉ cần 3 mg ricin tiêm dưới da hoặc 180 mg uống (tương đương với 1 hạt thầu dầu) có thể gây triệu chứng buồn nôn. Từ 3-4 hạt có thể gây tử vong cho một đứa trẻ, 14-15 hạt gây tử vong cho một người trưởng thành. Tuy thế, độc tính có ricin có thể được phá hủy ở 115 độ C trong một giờ rưỡi

 Cà độc Datura stramonium còn được biết đến với tên gọi thông thường là cây cà độc dược lùn. Tuy ở Việt Nam đây được coi là cây thuốc quý nhưng nếu sử dụng quá liều, sai cách bảo quản và chiết xuất... có thể gây nên tình trạng ngộ độc và tử vong cao

Cà độc Datura stramonium còn được biết đến với tên gọi thông thường là cây cà độc dược lùn. Tuy ở Việt Nam đây được coi là cây thuốc quý nhưng nếu sử dụng quá liều, sai cách bảo quản và chiết xuất... có thể gây nên tình trạng ngộ độc và tử vong cao

 Toàn cây (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều chất độc như: Alkaloid, scopolamin, atropin, saponin,... Khi sử dụng quá liều có thể dẫn đến hiện tượng mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản và giảm tiết dịch cơ thể. Ngoài ra hệ thần kinh trung ương sẽ bị tê liệt, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng. Sau đó tê liệt và chết vì hôn mê

Toàn cây (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều chất độc như: Alkaloid, scopolamin, atropin, saponin,... Khi sử dụng quá liều có thể dẫn đến hiện tượng mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản và giảm tiết dịch cơ thể. Ngoài ra hệ thần kinh trung ương sẽ bị tê liệt, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng. Sau đó tê liệt và chết vì hôn mê

 Trong 1.000 hạt thì khoảng 5-7 hạt mới có thể nảy mầm, vì thế cây Củ Chi nằm trong danh sách những cây hiếm. Dọc Việt Nam chỉ có huyện Củ Chi là xuất hiện loại cây này, trong đó toàn huyện chỉ còn lại hai cây nằm ở ấp Phú An, xã Phú Hòa Đông. Ngoài tên Củ Chi, cây còn được mệnh là "cây Tử thân" vì độc tính được xếp vào loại độc dược bảng A

Trong 1.000 hạt thì khoảng 5-7 hạt mới có thể nảy mầm, vì thế cây Củ Chi nằm trong danh sách những cây hiếm. Dọc Việt Nam chỉ có huyện Củ Chi là xuất hiện loại cây này, trong đó toàn huyện chỉ còn lại hai cây nằm ở ấp Phú An, xã Phú Hòa Đông. Ngoài tên Củ Chi, cây còn được mệnh là "cây Tử thân" vì độc tính được xếp vào loại độc dược bảng A

 Trong tất cả các bộ phận từ thân, lá, quả, hạt... đều chứa hàm lượng chất Strychnin - loại chất kịch độc, chỉ cần một lượng nhỏ sẽ làm tê liệt toàn bộ hoạt động của người bình thường, khiến người bị nhiễm độc trụy tim mạch mà tử vong ngay sau đó. Tuy nhiên, độc tính của Củ Chi nếu dùng với liều lượng thích hợp có thể kích thích dây thần kinh, khai thông vị giác

Trong tất cả các bộ phận từ thân, lá, quả, hạt... đều chứa hàm lượng chất Strychnin - loại chất kịch độc, chỉ cần một lượng nhỏ sẽ làm tê liệt toàn bộ hoạt động của người bình thường, khiến người bị nhiễm độc trụy tim mạch mà tử vong ngay sau đó. Tuy nhiên, độc tính của Củ Chi nếu dùng với liều lượng thích hợp có thể kích thích dây thần kinh, khai thông vị giác

 Điều kiện thời tiết Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc các tỉnh như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên... đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm "Tử thần" - nấm độc tán trắng (tên khoa học là Amanita verna) phát triển. Nấm tán trắng có hình dáng khá lành tính nên nhiều trường hợp ngộ độc, tử vong do ăn phải loại nấm này

Điều kiện thời tiết Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc các tỉnh như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên... đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm "Tử thần" - nấm độc tán trắng (tên khoa học là Amanita verna) phát triển. Nấm tán trắng có hình dáng khá lành tính nên nhiều trường hợp ngộ độc, tử vong do ăn phải loại nấm này

 Trong nấm tán trắng có hàm lượng chất độc amanitin (amtoxin) rất cao khiến người ăn phải sẽ có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, sau đó là suy gan, suy thận, hôn mê. Không được chữa trị kịp thời có thể sẽ tử vong. Đáng sợ hơn, chất độc amtoxin có trong nấm "Tử thần" không thể loại bỏ bằng các phương pháp như nấu chín, đun sôi, nướng, đông lạnh, sấy khô...

Trong nấm tán trắng có hàm lượng chất độc amanitin (amtoxin) rất cao khiến người ăn phải sẽ có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, sau đó là suy gan, suy thận, hôn mê. Không được chữa trị kịp thời có thể sẽ tử vong. Đáng sợ hơn, chất độc amtoxin có trong nấm "Tử thần" không thể loại bỏ bằng các phương pháp như nấu chín, đun sôi, nướng, đông lạnh, sấy khô...

Như Quỳnh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-diem-mat-10-sat-thu-doc-duoc-trong-gioi-thuc-vat-o-viet-nam/830940.antd