Điểm mặt các loại trái cây là 'kẻ thù' đáng sợ của người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn một số loại trái cây như dứa, táo, chuối và họ nhà cam quýt bởi nếu ăn bệnh càng trầm trọng hơn.
Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhờ cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên đối với người bệnh, nhất là khi bị đau dạ dày thì nên tránh một số loại hoa quả vì chúng có thể ảnh hưởng xấu khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cà chua có thể gây ợ nóng
Cà chua có tính axit cao sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Vậy nên, ăn nhiều cà chua có thể tạo ra axit pantothenic, nguyên nhân gây ợ nóng và các triệu chứng khác. Bạn nên hạn chế ăn cà chua sống, đặc biệt là lúc đói.
Quả chuối gây ra rối loạn chức năng dạ dày
Chuối được coi là “hoàng hậu” của các loại hoa quả nhờ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào rất cần thiết và quan trọng cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống và ngăn ngừa nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, với người bệnh đau dạ dày lại được khuyên không nên ăn nhiều chuối vì có thể gây ra rối loạn chức năng dạ dày.
Quả chuối cũng là một trong những loại trái cây mà người đau dạ dày không nên ăn. Ảnh minh họa
Quả táo làm tổn thương hệ tiêu hóa
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn nhiều táo. Chất xơ trong táo sẽ kích thích dạ dày và dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa. Táo là loại trái cây tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ khiến bệnh tình nặng thêm ở nhóm người đau dạ dày.
Quả dứa làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày
Dứa có chứa hàm lượng vitamin gồm vitamin B1, B2, C, PP; các loại khoáng chất như sắt, canxi, phospho… cùng các caroten rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong dứa còn chứa chất Bromelain có tác dụng rất tốt để chữa bệnh viêm xoang đã được khoa học chứng minh hiệu quả, an toàn.
Tuy nhiên đối với người bệnh đau dạ dày không nên ăn loại quả này trong quá trình điều trị bệnh. Nguyên nhân là trong dứa có nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho những người đang bị đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Kiwi gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy
Kiwi có tác dụng nhuận tràng, giàu vitamin C, đây được đánh giá là loại quả giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn kiwi, đối với những người đã bị đau dạ dày, kiwi có thể gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
Quả quýt
Cũng như chanh, quýt cũng có chứa nhiều vitamin C, bên cạnh đó là nhiều đường và axit hữu cơ không tốt cho tình trạng đau, viêm loét dạ dày.
Quả đào khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn
Đào chứa một loạt vitamin và canxi, phốt pho, muối vô cơ. Đây là loại trái cây chứa hàm lượng sắt cao nhất, bên cạnh đó, hàm lượng glucose và fructose tốt cho đường ruột và máu. Tuy nhiên, đối với những người bị tổn thương dạ dày, không nên ăn quá nhiều đào, bởi sẽ gây rối loạn và khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.
Quả hồng
Với các trường hợp người bệnh viêm dạ dày mãn tính, tiêu hóa kém được khuyên không nên ăn hồng vì có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như bụng cồn cào, đầy bụng.
Quả chanh
Những người đang bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều chanh hoặc tuyệt đối không nên ăn vì sẽ có thể khiến cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là chanh có chứa nhiều acid gây bào mòn và làm tăng tiết lượng acid, từ đó làm nặng thêm các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc điều trị.
Đau dạ dày nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên tránh thì người đau dạ dày có thể ăn những món như: Trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng... làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích.
Thực phẩm giúp lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải. Bởi trong tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm vì đay là các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét.
Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt, cá hấp hay luộc và om... tránh kích thích dạ dày tiết acid.
Người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.
Ăn đúng cách cho người đau dạ dày
Để ăn đúng cách người bị đau dạ dày cần thái nhỏ đồ ăn, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.
Ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40 - 50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với pháp đồ trị đau dạ dày hiệu quả chẳng những giúp người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mau chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát một cách lâu dài.