Điểm tên những nơi sâu và bí ẩn nhất trên thế giới

Những vực sâu lạnh lẽo nhất dưới đáy đại dương, hay hố nhân tạo sâu nhất do con người tạo ra, nơi mà người ta nghe được vô số âm thanh gào rú kỳ lạ bên trong lòng đất. Những nơi sâu thẳm đẹp tới ngỡ ngàng nhưng chứa đựng vô vàn sự bí ẩn mà con người mới chỉ mới khám phá được một phần rất nhỏ.

Rãnh Mariana được biết đến là một trong những khu vực dưới nước sâu nhất trên trái đất, với chiều rộng khoảng 70 km, dài 2550 km, điểm sâu nhất là vực thẳm Challenger sâu khoảng khoảng 11 km. Ảnh: Indy100

Rãnh Mariana được biết đến là một trong những khu vực dưới nước sâu nhất trên trái đất, với chiều rộng khoảng 70 km, dài 2550 km, điểm sâu nhất là vực thẳm Challenger sâu khoảng khoảng 11 km. Ảnh: Indy100

Nơi đây có áp lực khủng khiếp gấp 11.000 lần so với trên mặt đất, những thiết bị tàu ngầm có thể nổ tung nếu xuống đây. Tuy nhiên, nơi đây có khoảng 4.700 loài sinh vật sinh sống được phát hiện. Ảnh: Discovermagazine

Nơi đây có áp lực khủng khiếp gấp 11.000 lần so với trên mặt đất, những thiết bị tàu ngầm có thể nổ tung nếu xuống đây. Tuy nhiên, nơi đây có khoảng 4.700 loài sinh vật sinh sống được phát hiện. Ảnh: Discovermagazine

Hố nhân tạo sâu nhất thế giới Kola là kết quả từ dự án khoan khoa học bị bỏ hoang của Liên Xô tại quận Pechengsky, trên bán đảo Kola. Ảnh: Medium

Hố nhân tạo sâu nhất thế giới Kola là kết quả từ dự án khoan khoa học bị bỏ hoang của Liên Xô tại quận Pechengsky, trên bán đảo Kola. Ảnh: Medium

Lỗ khoan siêu sâu Kola có đường kính chỉ 23 cm nhưng sâu tới 12 km, giúp các nhà khoa học đã thu được nhiều thành tựu nghiên cứu hiểu rõ hơn về lớp vỏ trái đất và kỳ lạ hơn là vô số âm thanh gào rú kỳ lạ trong lòng đất. Ảnh: Science

Lỗ khoan siêu sâu Kola có đường kính chỉ 23 cm nhưng sâu tới 12 km, giúp các nhà khoa học đã thu được nhiều thành tựu nghiên cứu hiểu rõ hơn về lớp vỏ trái đất và kỳ lạ hơn là vô số âm thanh gào rú kỳ lạ trong lòng đất. Ảnh: Science

Hang động Veryovkina với độ sâu ấn tượng 2.212 mét, là hang động sâu nhất thế giới, nằm trên sườn núi Gagra ở Abkhazia. Đây là một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ, thu hút các nhà thám hiểm và nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới.

Hang động Veryovkina với độ sâu ấn tượng 2.212 mét, là hang động sâu nhất thế giới, nằm trên sườn núi Gagra ở Abkhazia. Đây là một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ, thu hút các nhà thám hiểm và nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới.

Hang Veryovkina có cấu trúc địa chất phức tạp, với nhiều hố sụt, hành lang hẹp và những phòng hang rộng lớn. Khám phá hang đòi hỏi các kỹ năng leo núi và thám hiểm cao cấp, khiến nó trở thành thử thách lớn đối với các nhà thám hiểm chuyên nghiệp.

Hang Veryovkina có cấu trúc địa chất phức tạp, với nhiều hố sụt, hành lang hẹp và những phòng hang rộng lớn. Khám phá hang đòi hỏi các kỹ năng leo núi và thám hiểm cao cấp, khiến nó trở thành thử thách lớn đối với các nhà thám hiểm chuyên nghiệp.

Hố sụt Xiaozhai (Trùng Khánh, Trung Quốc) là hố sụt sâu nhất và lớn nhất thế giới nổi tiếng với độ sâu tới 662 mét, với thể tích tới 130 triệu m3.

Hố sụt Xiaozhai (Trùng Khánh, Trung Quốc) là hố sụt sâu nhất và lớn nhất thế giới nổi tiếng với độ sâu tới 662 mét, với thể tích tới 130 triệu m3.

Bên trong hố là hệ động, thực vật đa dạng với 1.285 loài thực vật đã được phát hiện. Đây cũng là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm như báo gấm, ước tính chỉ còn ít hơn 10.000 con trong tự nhiên.

Bên trong hố là hệ động, thực vật đa dạng với 1.285 loài thực vật đã được phát hiện. Đây cũng là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm như báo gấm, ước tính chỉ còn ít hơn 10.000 con trong tự nhiên.

Xoáy nước khổng lồ ở hồ Berryessa, thung lũng Napa, bang California, Mỹ là một cấu trúc nhân tạo còn được gọi là đập tràn.

Hiện tượng này xuất hiện khi nước trong hồ chứa lên tới mức quá cao, nước sẽ chảy xuống đập tràn đổ ra sông gần đó, nhằm kiểm soát lượng nước dư thừa. Ảnh: Sciencealert

Hiện tượng này xuất hiện khi nước trong hồ chứa lên tới mức quá cao, nước sẽ chảy xuống đập tràn đổ ra sông gần đó, nhằm kiểm soát lượng nước dư thừa. Ảnh: Sciencealert

Miệng hố Darvaza ở Turkmenistan được mệnh danh là cổng địa ngục, đã cháy liên tục không ngừng nghỉ hàng chục năm qua. Ảnh: Nationalgeographic

Miệng hố Darvaza ở Turkmenistan được mệnh danh là cổng địa ngục, đã cháy liên tục không ngừng nghỉ hàng chục năm qua. Ảnh: Nationalgeographic

"Cổng địa ngục" còn được gọi là “Ánh sáng Karakum” nằm phía trên bồn Amu-Darya, một hệ tầng địa chất chứa lượng dầu và khí tự nhiên khổng lồ, chủ yếu là khí methane. Ảnh: Researchgate

"Cổng địa ngục" còn được gọi là “Ánh sáng Karakum” nằm phía trên bồn Amu-Darya, một hệ tầng địa chất chứa lượng dầu và khí tự nhiên khổng lồ, chủ yếu là khí methane. Ảnh: Researchgate

“Hang động thẳng đứng” Great Blue chìm dưới biển Belize, Trung Mỹ là lỗ hổng ngoài biển lớn nhất thế giới, nơi có những nhũ đá 153.000 năm tuổi, nước trong như pha lê, lưu giữ hệ sinh thái được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là một trong những địa điểm lặn lý tưởng nhất trên thế giới.

“Hang động thẳng đứng” Great Blue chìm dưới biển Belize, Trung Mỹ là lỗ hổng ngoài biển lớn nhất thế giới, nơi có những nhũ đá 153.000 năm tuổi, nước trong như pha lê, lưu giữ hệ sinh thái được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là một trong những địa điểm lặn lý tưởng nhất trên thế giới.

Khu vực tự nhiên giếng Jacob thuộc một công viên ở ngoại ô Austin, Texas, với hệ thống nước nằm sâu 1.372 m dưới lòng đất; đã có gần chục thợ lặn bỏ mạng khi cố gắng khám phá những bí ẩn bên trong nó. Nơi đây trở thành một trong những địa điểm lặn hấp dẫn và nguy hiểm nhất thế giới.

Khu vực tự nhiên giếng Jacob thuộc một công viên ở ngoại ô Austin, Texas, với hệ thống nước nằm sâu 1.372 m dưới lòng đất; đã có gần chục thợ lặn bỏ mạng khi cố gắng khám phá những bí ẩn bên trong nó. Nơi đây trở thành một trong những địa điểm lặn hấp dẫn và nguy hiểm nhất thế giới.

Miệng hố mỏ kim cương Mirny có đường kính khoảng 1250m, sâu khoảng 525m. Ảnh: Thetravelclub

Miệng hố mỏ kim cương Mirny có đường kính khoảng 1250m, sâu khoảng 525m. Ảnh: Thetravelclub

Mỏ kim cương lộ thiên này sâu hoắm có thể hút bất cứ thứ gì bay qua nó, kể cả trực thăng, hay máy bay nhỏ. Do đó, trực thăng bị cấm bay trong vùng trời phía trên mỏ. Ảnh: Pinterest

Mỏ kim cương lộ thiên này sâu hoắm có thể hút bất cứ thứ gì bay qua nó, kể cả trực thăng, hay máy bay nhỏ. Do đó, trực thăng bị cấm bay trong vùng trời phía trên mỏ. Ảnh: Pinterest

P.V

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-ten-nhung-noi-sau-va-bi-an-nhat-tren-the-gioi-post592298.antd