Điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút đầu tư

Theo Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp của Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp là Khánh Phú, Gián Khẩu, Tam Điệp, Phúc Sơn, Khánh Cư, Xích Thổ, Sơn Hà với tổng diện tích là 1.961ha. Đến nay, đã có 5 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động là KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp I, KCN Phúc Sơn, KCN Khánh Cư; tổng diện tích đất quy hoạch 886 ha; đất công nghiệp có thể cho thuê 625ha. Hiện đã có 109 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, đất công nghiệp đã cho thuê 582ha với tổng số vốn đăng ký đạt trên 55.000 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện đạt 38.000 tỷ đồng. Có thể thấy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký khá cao (trên 68%); các khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy.

Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Great Global International (Khu công nghiệp Gián Khẩu). Ảnh: Hồng Vân

Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh, hàng năm cácdoanh nghiệp trong các KCN tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp từ 29.000 đến43.000 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ 3.000 đến 7.000 tỷ đồng môĩnăm, giải quyết việc làm cho gần 40.000 lao động địa phương; môi trường đầu tưổn định, an ninh trật tự được đảm bảo; công tác quản lý môi trường, quản lý laođộng, phòng chống cháy nổ có hiệu quả; đời sống công nhân lao động được duy triờ̉ mức khá, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển côngnghiệp, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian qua và những nămtiếp theo.

Kết quả nổi bật nhất trong xây dựng hạ tầng các KCN của tỉnhNinh Bình phải kể đến là công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.Với diện tích đất đã thu hồi lớn (827ha), số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều, có xãlên tới 90% như xã Khánh Phú, tuy nhiên công tác bồi thường, GPMB theo đúng quytrình, quy định, đáp ứng yêu cầu, không để xảy ra thắc mắc, khiếu kiện phứctạp, kéo dài, vượt cấp.

Bên cạnh đó, trong 5 KCN đã đi vào hoạt động hiện có 3 KCNđược đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước là Gián Khẩu, Khánh Phú và TamĐiệp I; 2 KCN được đầu tư bằng nguồn vốn của Doanh nghiệp là Phúc Sơn, KhánhCư. Tổng mức vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 3 KCN Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệptheo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh đến nay là 2.470 tỷ đồng.

Trong đó, vốnngân sách Nhà nước đã đầu tư là 1.475 tỷ đồng, đây là một số vốn không nhỏ sovới một tỉnh còn nhiều khó khăn như Ninh Bình. Nhưng với sự quyết tâm của lãnhđạo tỉnh, sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, các KCN của tỉnh Ninh Bình đãđược xây dựng, từng bước hoàn chỉnh được diện mạo, có quy mô lớn.

Với các giải pháp phù hợp, các KCN tỉnh Ninh Bình đã nhanhchóng xây dựng được cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện kêu gọi, thu hút đầu tư, sớmphát huy hiệu quả. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các KCN tỉnh, hiện có4 KCN là: Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp I, Khánh Cư tỷ lệ lấp đầy đạt 100%,KCN Phúc Sơn tỷ lệ lấp đầy là 75,59%.

Các dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh phần lớn là các dự áncó quy mô lớn. Đến nay, tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực là 109 dự án với tổngvốn đăng ký 55.757 tỷ đồng. Trong đó có 79 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư44.322 tỷ đồng, 30 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 540 triệu USD, tương đương11.435 tỷ đồng, có 12 dự án có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng đến 2.600 tỷ đồng,5 dự án có vốn đầu tư từ 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.

Một số dự án quy mô lớn như Nhà máy kính tiết kiệm nănglượng chất lượng cao CFG công suất 2x600 tấn/ngày của Công ty TNHH Công nghiệpHạ Long CFG, diện tích 29.066 ha; Nhà máy xi măng The Vissai của Công ty cổphần Vissai Ninh Bình, diện tích 44,710 ha, vốn đầu tư 1.146,381 tỷ đồng; Nhàmáy sản xuất, lắp ráp thiết bị ô tô Ninh Bình của Công ty TNHH ADM21 Hàn Quốc,diện tích 5,020 ha, vốn đầu tư 714.400 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất camera môđunvà linh kiện điện tử của Công ty TNHH MCNEX VINA, diện tích 8,75 ha, vốn đầu tư1.932,67 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ôtô tải, xe bán tải, xe khách,xe du lịch và các loại xe chuyên dụng, công suất 13.000 xe/năm của Công ty cổphần Tập đoàn Thành Công, diện tích 44,048 ha.

Mặc dù công tác thu hút đầu tư của tỉnh vào các KCN đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, trong điều kiện phát triển hiện nay, đểđảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định trong tương lai, tỉnh đã điều chỉnhquy hoạch phát triển các KCN. Theo đó, bỏ 2 KCN Sơn Hà (300 ha), Xích Thổ(300ha) tại huyện Nho Quan do không phù hợp với điều kiện đầu tư hạ tầng và thuhút doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai xây dựng Đề án điều chỉnh, bổ sung quyhoạch phát triển KCN.

Đến nay, 2 khu KCN Gián Khẩu và KCN Phúc Sơn đang trìnhThủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt, điều chỉnh mở rộng. Trong đó, KCNGián Khẩu từ 262 ha lên 862 ha, diện tích tăng thêm là 600 ha; KCN Phúc Sơn từ142 ha lên 568 ha, diện tích tăng thêm là 426 ha. Hiện nay, phần mở rộng KCNGián Khẩu, giai đoạn đầu 50ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã triểnkhai công tác GPMB để xây dựng hạ tầng.

Cùng với việc điều chỉnh lại các KCN, Ninh Bình cũng xácđịnh cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của Ban Quản lý các KCN tỉnh, giảiquyết tốt mối quan hệ, tạo sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, tạo điêùkiện tốt nhất cho dự án, kêu gọi đầu tư. Song song với đó, tỉnh rà soát, khẩntrương hoàn chỉnh bổ sung các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, tập trungvào một số yếu tố lợi thế của tỉnh như đơn giá đất, dịch vụ, lực lượng laođộng, cải cách hành chính để tạo ra sự đột phá mới trong chính sách khuyếnkhích thu hút đầu tư.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/iieu-chinh-quy-hoach-khu-cong-nghiep-tao-dieu-kien-thu-hut-dau-tu-2019120508290600p2c20.htm