Định mức chi phí tái chế: Sức ép lên doanh nghiệp
Sáng 28/6, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo: Góp ý dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là Fs).
Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định: yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là một điểm rất tiến bộ khi đề cập trong của Luật Bảo vệ Môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai.
Góp ý cụ thể vào dự thảo đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt đang cho rằng: định mức chi phí tái chế (Fs) như dự thảo rất cao, còn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu tính như dự thảo thì các sản phẩm sẽ tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay…
Vì vậy, các đại biểu đề nghị cần tính toán lại mức tính cho hợp lý để cho sát từng sản phẩm, bao bì.