Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trên sàn
Việc đầu tư vào xây dựng, định vị thương hiệu trên các sàn TMĐT không chỉ là một chiến lược khôn ngoan, mà còn là một yếu tố quyết định đến thành công, phát triển bền vững trong kỷ nguyên số hiện nay...
Hệ sinh thái năng động
Thương mại điện tử (TMĐT) đang bùng nổ mạnh mẽ, trở thành xu hướng tiêu dùng toàn cầu với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Theo các nghiên cứu, doanh thu từ TMĐT được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới, đặc biệt tại thị trường Việt Nam.
Các chuyên gia cho biết, việc xây dựng thương hiệu trên các sàn TMĐT không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng khách hàng khổng lồ mà còn tạo ra cơ hội để nâng cao nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả. Sự đa dạng trong các kênh phân phối trực tuyến, cùng với khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Đầu tư vào xây dựng, định vị thương hiệu trên các sàn TMĐT không chỉ là một chiến lược khôn ngoan mà còn là một yếu tố quyết định đến thành công trong kỷ nguyên số hiện nay.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc thâm nhập thị trường không chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm ra ngoài, mà còn là một chiến lược bài bản, bao gồm việc phân tích nhu cầu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Đặc biệt, với sự phát triển của TMĐT, các nhà sản xuất cần phải nắm bắt và áp dụng những chiến lược thâm nhập hiệu quả để tối ưu hóa doanh thu, phát triển bền vững.
Global Manager Meta Ecom Group Nguyễn Thanh Thảo cho rằng: sự chuyển dịch từ "mua bán đơn thuần" sang "trải nghiệm tương tác đa chiều", nơi ranh giới giữa xã hội (social), giải trí (entertainment) và thương mại (commerce) đang dần được làm phẳng, nơi công nghệ, văn hóa và hành vi người dùng giao thoa liên tục tạo nên các xu hướng mới.
Động lực để doanh nghiệp phát triển thương hiệu bền vững qua kênh TMĐT nằm ở tỷ lệ người dùng internet cao (80% dân số). Gen Z và Millennials chiếm 50% dân số. Tỷ lệ thanh toán điện tử tăng mạnh. Covid-19 tạo thói quen mua sắm online. Cùng với đó, sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng ưa thích nội dung video và tương tác, cũng như mong muốn kết nối với thương hiệu, rút ngắn hành trình mua sắm qua yếu tố cảm xúc, tạo ra hiệu ứng kép trong cùng một thời điểm đã giúp doanh nghiệp phát triển bán hàng qua TMĐT.
Trưởng phòng Giải pháp khách hàng Haravan Hà Nội Lê Ngọc Hùng thông tin, khảo sát của Haravan năm 2024 trên 1.000 doanh nghiệp bán hàng online nhỏ và vừa, 31% đơn hàng tại Việt Nam đến từ hệ thống các kênh của Meta, 40% sàn TMĐT... Cũng theo khảo sát trên 3.000 doanh nghiệp, xu hướng bán hàng trên các kênh online của các doanh nghiệp đa kênh được minh chứng qua tốc độ tăng trưởng đơn hàng Facebook Livestream năm 2022 - 2023 tăng 65,15% so với gia đoạn 2021 - 2022 nhờ nhà bán hàng với nhiều cách thu hút khách hàng tiềm năng qua hội nhóm, quảng cáo Meta Al mới nhất, dễ dàng Livestream nhiều Pages. 27,79% tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng của Facebook Livestream so với các kênh sàn TMĐT và Website bởi nhà bán hàng bắt đầu có xu hướng chuyển dịch từ Livestream trên các sàn TMĐT sang Facebook để tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận.
Nhiều giải pháp phát triển
Để phát triển trên sàn TMĐT, Co-Founder MAY Nova Pharma Thanh Hường - Giảng viên Học viện Lazada chỉ ra hàng loạt giải pháp, doanh nghiệp phải định vị thương hiệu và định giá sản phẩm; đọc vị tệp khách hàng mục tiêu; kế hoạch kinh doanh phát triển bền vững; kết hợp Media tăng trải nghiệm khách hàng bán; kết hợp bán hàng gián tiếp như vết dầu loang; thay đổi góc nhìn vai trò định vị của thương hiệu; xác định được xu hướng trên thị trường; xác định được xu hướng trên thị trường; tạo ra chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu; giúp phát triển thương hiệu số.
Muốn làm được điều đó có thể áp dụng mô hình 4C (Customer, Category, Competitor, Company) để thấu hiểu phân khúc ngành hàng và xác định phân khúc mục tiêu. Mô hình được chia thành 2 nhóm chính nhằm thu thập đúng và đủ thông tin: Where to play – Xác định môi trường kinh doanh bao gồm Consumer (Người tiêu dùng) và Category (Ngành hàng). How to win – Cách tăng trưởng gồm Company (Công ty) và Competitor (Đối thủ).
Định vị chân dung khách hàng càng rõ ràng cơ hội chiến thắng càng cao. Khách hàng trực tiếp là người sẽ mua sản phẩm trực tiếp của doanh nghiệp từ các sàn TMĐT, trải nghiệm 3 giai đoạn đầu: Giai đoạn 1: Nhận thức (Awareness). Giai đoạn 2: Cân nhắc (Consideration). Giai đoạn 3: Quyết định mua hàng (Conversation – chuyển đổi).
Còn khách hàng sử dụng là khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm, dùng sản phẩm như giải pháp trải nghiệm 2 giai đoạn sau: Giai đoạn 4: Duy trì (Retention). Giai đoạn 5: Trung thành (Loyalty).
Có 5 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, bao gồm: Phân tích đối thủ cạnh tranh; Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị; Nhận dạng khách hàng mục tiêu; Xác định phương pháp định vị phù hợp; Kiểm tra mức độ hiệu quả.
"Các phương pháp định vị thương hiệu theo chất lượng, dựa vào giá trị, theo tính năng, dựa trên đối thủ, vấn đề/giải pháp, theo mối quan hệ, theo cảm xúc mong muốn, theo công dụng" - vị này nói.
Đồng thời nhấn mạnh, chiến lược kinh doanh cần được hoạch định theo từng năm, từng quý từng tháng. Xây dựng bản đồ tư duy (mindmap) để nắm rõ lỗ lãi. Chiến lược kinh doanh, quà tặng, đẩy sản phẩm mới Review, booking, quảng cáo ngoại sàn đa kênh, tăng độ nhận diện, độ phủ cho nhãn hiệu - sản phẩm một cách thông minh... Triển khai và tăng ngân sách cho từng mục nếu có tín hiệu khả quan từ báo cáo.
Theo ông Lê Ngọc Hùng, có rất nhiều các giai đoạn phát triển của kinh doanh bán lẻ. Đầu tiên doanh nghiệp có kênh bán riêng lẻ, tiếp đến phát triển thêm các kênh bán hàng, tổ chức mỗi kênh bán độc lập với nhau nhờ làm nổi bật các sản phẩm, thông tin rõ ràng, tư vấn, tăng tỷ lệ chuyển đổi; Trải nghiệm khách hàng xuyên suốt với doanh nghiệp trên tất cả các kênh thuận tiện, nhanh chóng...
Sàn TMĐT phổ biến giúp các sản phẩm nhanh tiếp cận người tiêu dùng, đồng thời các doanh nghiệp chuyển đổi nhóm khách hàng không có thông tin trên sàn TMĐT, hay tại điểm bán offline thành khách hàng định danh bằng tính năng tạo QR code. Ngoài ra, tạo ra Website TMĐT chuyên nghiệp là cầu nối giữa nhà bán lẻ và khách hàng. Có tới 47% người mua hàng dùng Website thương hiệu để tìm kiếm sản phẩm cần mua, 23% khách hàng lựa chọn thương hiệu có Website chuyên nghiệp sẽ giúp an tâm hơn khi đặt mua hàng và thanh toán nhờ tối ưu hành trình khám phá, chốt đơn hàng tự động.
Còn Fonunder & CEO Công ty CP Tập đoàn Hoa Mỹ phẩm Aikomi KOL Seller (Đối tác của Shopee Việt Nam) Hạ Hồng Việt cho rằng: yếu tố quan trọng của một thương hiệu trên TMĐT tạo ra từ giác quan nhận diện ảnh, tên sản phẩm, mô tả, ảnh bìa shop, logo shop; Cảm xúc tạo ra tính cách thương hiệu ảnh banner, video sản phẩm, livestream, shopee video; Trải nghiệm cá nhân với suy nghĩ và niềm tin định vị thương hiệu PODs thể hiện trên ảnh sản phẩm, thiết kế giới thiệu sản phẩm, bao bì.
"Trong thời đại số hóa hiện nay, việc kết nối khách hàng qua nhiều kênh khác nhau không còn là một lựa chọn mà trở thành một yêu cầu thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững" - doanh nhân này cho biết.