Độc đáo nghi lễ hạ nêu, khai ấn trong Hoàng cung Huế

Sáng 7/2 (mùng 7 Tết Nhâm Dần), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ Hạ nêu và Khai ấn cung chúc tân xuân tại Thế Miếu và điện Long An (Hoàng cung Huế).

Theo đó, vào thời Nguyễn, cuối năm âm lịch, thường từ ngày 23 hoặc ngày 25 tháng Chạp, triều đình sẽ làm lễ đóng gói ấn tín (phong ấn) rồi dựng nêu (Thướng tiêu), bắt đầu kỳ nghỉ tết kéo dài trong khoảng hai tuần. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng thì làm lễ Hạ nêu, mở gói ấn tín.

Theo đó, vào thời Nguyễn, cuối năm âm lịch, thường từ ngày 23 hoặc ngày 25 tháng Chạp, triều đình sẽ làm lễ đóng gói ấn tín (phong ấn) rồi dựng nêu (Thướng tiêu), bắt đầu kỳ nghỉ tết kéo dài trong khoảng hai tuần. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng thì làm lễ Hạ nêu, mở gói ấn tín.

Lễ Hạ nêu tại Hoàng cung triều Nguyễn thời xưa được thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ Tết đã kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.

Lễ Hạ nêu tại Hoàng cung triều Nguyễn thời xưa được thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ Tết đã kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.

Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ Hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu.

Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ Hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu.

Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An.

Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An.

Nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) được thực hiện trong suốt quá trình lễ Hạ nêu diễn ra.

Nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) được thực hiện trong suốt quá trình lễ Hạ nêu diễn ra.

Sau lễ Hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân.

Sau lễ Hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân.

Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.

Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.

Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ "Phú - Thọ - Khang - Ninh" mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên.

Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ "Phú - Thọ - Khang - Ninh" mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên.

Trong sáng nay, khá đông du khách đã có mặt, thích thú theo dõi tái hiện nghi lễ khai ấn ở Hoàng cung Huế.

Trong sáng nay, khá đông du khách đã có mặt, thích thú theo dõi tái hiện nghi lễ khai ấn ở Hoàng cung Huế.

Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.

Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.

Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ thư pháp mang ý nghĩa may mắn như Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Tài, Đạt,… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới.

Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ thư pháp mang ý nghĩa may mắn như Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Tài, Đạt,… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hoàng Anh Vũ chúc Tết Gia đình & Xã hội

Hoàng Dũng

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/anh-doc-dao-nghi-le-ha-neu-khai-an-trong-hoang-cung-hue-1722202071453167.htm