Đổi mới để phát triển bền vững

'Đổi mới, sáng tạo trong nuôi trồng thủy sản và giải pháp công nghệ đối với ngành tôm, cua tỉnh Cà Mau' là chủ đề hội thảo chuyên đề do Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau tổ chức vào sáng 10/7.

Hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học... dự hội thảo.

Hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học... dự hội thảo.

Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của các đại biểu đại diện các cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng; nhà quản lý, nhà khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND, phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các huyện và TP Cà Mau; các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi thủy sản; đặc biệt là sự tham dự của đại diện các chuyên gia cao cấp của Tổ chức CSIRO.

Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú, chia sẻ: "Để tạo được thành công trong đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới, cần phải có sự tham gia và chia sẻ của nhiều tổ chức và người dân".

Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú, chia sẻ: "Để tạo được thành công trong đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới, cần phải có sự tham gia và chia sẻ của nhiều tổ chức và người dân".

Tại hội thảo, nhiều đại biểu có ý kiến thảo luận, báo cáo tham luận phân tích, đánh giá làm sáng tỏ thêm những thuận lợi, khó khăn, thách thức và giải pháp phát triển ngành tôm, cua tỉnh Cà Mau thích ứng biến đổi khí hậu. Nhiều ý kiến đề xuất những định hướng đổi mới, sáng tạo và giải pháp công nghệ đưa tỉnh Cà Mau phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ.

Ông Trần Vũ Tuấn Phan, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Khoa học Công nghệ, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, chia sẻ một số chính sách hỗ trợ hiện nay liên quan đến khoa học - công nghệ đổi mới, sáng tạo.

Ông Trần Vũ Tuấn Phan, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Khoa học Công nghệ, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, chia sẻ một số chính sách hỗ trợ hiện nay liên quan đến khoa học - công nghệ đổi mới, sáng tạo.

Cà Mau là tỉnh trọng điểm về sản xuất thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm nước lợ và cua biển. Cà Mau có thế mạnh về nuôi tôm với diện tích khoảng 280.000 ha, sản lượng đạt 230.000 tấn/năm. Bên canh đó, nghề nuôi cua của tỉnh trong những năm gần đây đã có sự phát triển nhanh về diện tích, sản lượng, nâng cao chất lượng, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, diện tích nuôi cua của tỉnh khoảng 252.000 ha, sản lượng 24.500 tấn.

Năm 2022 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cà Mau cho sản phẩm cua thương phẩm của tỉnh.

Năm 2022 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cà Mau cho sản phẩm cua thương phẩm của tỉnh.

Tôm sú và cua Cà Mau đã phát triển thành thương hiệu được nhiều khách hàng trong nước và thế giới biết đến. Tuy nhiên, hiện nay ngành tôm, cua của tỉnh Cà Mau đang đứng trước nhiều thách thức.

Ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau, cho biết: “Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bệnh xuất hiện trên diện rộng, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế, thị trường nhập khẩu thủy sản yêu cầu khắc khe hơn về kỹ thuật, truy xuất được nguồn gốc, quá trình sản xuất phải thân thiện môi trường…. là những thách thức mà ngành tôm, cua tỉnh đang đối diện và cần có giải pháp khắc phục”.

Theo đó, các chuyên gia chia sẻ các kết quả nghiên cứu trên tôm, cua biển từ các viện, trường và các đơn vị nghiên cứu có liên quan. Từ đó làm tiền đề nhằm phát huy, ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện có; tiếp tục ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản Việt Nam từ góc độ đổi mới sáng tạo… để phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Nguyễn Phú

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/doi-moi-de-phat-trien-ben-vung-a33418.html