Đòn chiến tranh tâm lý của CIA chấn động thế giới những năm 1950-1960

Theo những tài liệu được công bố, CIA từng sử dụng nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc phục vụ cho chiến tranh tâm lý ở châu Phi.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc vào năm 1945, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong khoảng thời gian này, Cục Tình báo trung ương (CIA) của Mỹ thực hiện một số hoạt động tình báo ở châu Phi, bao gồm chiến tranh tâm lý.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc vào năm 1945, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong khoảng thời gian này, Cục Tình báo trung ương (CIA) của Mỹ thực hiện một số hoạt động tình báo ở châu Phi, bao gồm chiến tranh tâm lý.

Cụ thể, một số tài liệu, hồ sơ được công bố trong những năm qua tiết lộ nhiều hoạt động tình báo của CIA tại một số nước ở châu Phi trong những năm 1950 - 1960.

Cụ thể, một số tài liệu, hồ sơ được công bố trong những năm qua tiết lộ nhiều hoạt động tình báo của CIA tại một số nước ở châu Phi trong những năm 1950 - 1960.

Theo nội dụng các tài liệu, CIA đã phát triển mạng lưới điệp viên rộng khắp khu vực châu Phi. Những người được Mỹ chiêu mộ gồm: các nhà lãnh đạo công đoàn, doanh nhân, người của các tổ chức văn hóa và giáo dục, doanh nghiệp, các hãng hàng không...

Theo nội dụng các tài liệu, CIA đã phát triển mạng lưới điệp viên rộng khắp khu vực châu Phi. Những người được Mỹ chiêu mộ gồm: các nhà lãnh đạo công đoàn, doanh nhân, người của các tổ chức văn hóa và giáo dục, doanh nghiệp, các hãng hàng không...

Đặc biệt, Mỹ tiến hành "xuất khẩu văn hóa" sang châu Phi thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, nhiều chuyến lưu diễn tại các quốc gia mà Mỹ và các đồng minh xem là cần phải chinh phục.

Đặc biệt, Mỹ tiến hành "xuất khẩu văn hóa" sang châu Phi thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, nhiều chuyến lưu diễn tại các quốc gia mà Mỹ và các đồng minh xem là cần phải chinh phục.

Theo đó, nhiều nghệ sĩ trong giới âm nhạc và các loại hình văn hóa đó được mời tham gia các sự kiện trên mà không hay biết đang tham gia cuộc chiến tranh tâm lý.

Theo đó, nhiều nghệ sĩ trong giới âm nhạc và các loại hình văn hóa đó được mời tham gia các sự kiện trên mà không hay biết đang tham gia cuộc chiến tranh tâm lý.

CIA coi chương trình giao lưu, xuất khẩu văn hóa tới của chính phủ Mỹ như một thứ vũ khí trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại khu vực châu Phi cũng như cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ với Liên Xô và các nước cùng khối Hiệp ước Warsaw.

CIA coi chương trình giao lưu, xuất khẩu văn hóa tới của chính phủ Mỹ như một thứ vũ khí trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại khu vực châu Phi cũng như cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ với Liên Xô và các nước cùng khối Hiệp ước Warsaw.

Vì vậy, Mỹ sử dụng giới nghệ sĩ để truyền bá văn hóa của nước này tới nhiều nước ở châu Phi.

Vì vậy, Mỹ sử dụng giới nghệ sĩ để truyền bá văn hóa của nước này tới nhiều nước ở châu Phi.

Song song với đó, CIA tài trợ kinh phí cho một số tổ chức thực hiện các đại nhạc hội và hoạt động chống phá các nước khối Hiệp ước Warsaw.

Song song với đó, CIA tài trợ kinh phí cho một số tổ chức thực hiện các đại nhạc hội và hoạt động chống phá các nước khối Hiệp ước Warsaw.

Dù CIA nỗ lực thực hiện các kế hoạch trên nhưng không đạt được kết quả như ý muốn tại châu Phi.

Dù CIA nỗ lực thực hiện các kế hoạch trên nhưng không đạt được kết quả như ý muốn tại châu Phi.

Nguyên nhân được cho là nhiều trào lưu văn hóa mới xuất hiện khiến kế hoạch của CIA thất bại. Vì vậy, kế hoạch “xuất khẩu văn hóa” của CIA bị hủy bỏ sau những năm 1960.

Nguyên nhân được cho là nhiều trào lưu văn hóa mới xuất hiện khiến kế hoạch của CIA thất bại. Vì vậy, kế hoạch “xuất khẩu văn hóa” của CIA bị hủy bỏ sau những năm 1960.

Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/don-chien-tranh-tam-ly-cua-cia-chan-dong-the-gioi-nhung-nam-1950-1960-1655783.html