Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thế nào để được hưởng lương hưu cao nhất?

Mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng càng dài thì mức hưởng lương hưu của người lao động sẽ cao hơn.

Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thế nào để được hưởng lương hưu cao nhất?

Điều 56 và 74 của Luật BHXH năm 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức:

Lương hưu hàng tháng = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó, tỉ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam: Tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Tương ứng với số năm đóng BHXH nhất định thì tỷ lệ hưởng của mỗi người lao động sẽ là khác nhau.

Tỉ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn. Ảnh internet

Mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn. Ảnh internet

Với cách tính trên thì lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng BHXH ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.

Mặt khác, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Theo đó, mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ cao hơn.

Cách tính mức hưởng lương hưu mới từ 1/7/2025

Mức lương hưu hằng tháng hiện hành đang được tính toán theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014.

Theo đó, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH đối với lao động nam và 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ảnh minh họa

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ảnh minh họa

Khi Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, người lao động có 15 năm tham gia BHXH đã được hưởng lương hưu nên luật bổ sung thêm cách tính mức hưởng lương hưu đối với lao động nam có thời gian tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm.

Cụ thể, Điểm b Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2024 quy định: "Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này, tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%".

Theo đó, từ 1/7/2025 công thức tính lương hưu cho toàn bộ người lao động (kể cả tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện) như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Minh Khuê (t/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/dong-bao-hiem-xa-hoi-bhxh-the-nao-de-duoc-huong-luong-huu-cao-nhat-6726.html