Theo Insider, trong tầng hầm của trường Oyster-Adams ở thủ đô Washington, Mỹ, có một boongke bỏ hoang từng được sử dụng làm hầm trú ẩn hạt nhân. Ngày nay, bên trong boongke này vẫn còn thực phẩm và thiết bị vệ sinh từ những năm 1960. (Nguồn ảnh: Insider)
Hầm trú ẩn hạt nhân này hiện giờ bị bỏ hoang hoàn toàn.
Boongke trong trường Oyster-Adams được thiết kế đủ sức chứa 100 người và có đủ đồ ăn, nước uống trong 2 tuần, để đảm bảo an toàn cho mọi người trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra.
Boongke Remote Sprint Launcher 4 ở Fairdale, Bắc Dakota, từng là nơi chứa tên lửa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Boongke này bị bỏ hoang từ những năm 1970 và đang được rao bán.
Boongke Remote Sprint Launcher 4 rộng hơn 1.000 m2 dưới lòng đất.
Các bức tường của boongke Sprint dày tới 0,6 mét. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nước đã ngấm vào bên trong và làm hư hại hầu hết "nội thất" của boongke này.
Boongke được rao bán vào tháng 8/2020 và được quảng cáo là nơi hoàn hảo để thực hiện giãn cách xã hội.
Một hầm chứa tên lửa dưới lòng đất được xây dựng vào năm 1962 ở Arizona nhưng sau này cũng bị bỏ hoang.
Lối vào boongke. Trước khi ngừng hoạt động vào năm 1982, boongke ngầm này là nơi cất giấu Titan II - từng là tên lửa đất đối đất lớn nhất nước Mỹ trong suốt 24 năm. Tuy nhiên, tên lửa này chưa bao giờ được sử dụng.
Những cánh cửa kiên cố vẫn đứng vững trong boongke sau hàng chục năm. Được biết, mỗi cánh cửa này nặng tới hơn 3 tấn.
Bên trong phòng kiểm soát của boongke ở Arizona.
Theo Business Insider, một cư dân Tucson đã mua boongke bỏ hoang này với giá 420.000 USD.
Một boongke khác ở Arizona từng chứa tên lửa Titan II hiện giờ cũng bị bỏ hoang.
Đó là boongke ở Oracle, Arizona, được xây dựng vào năm 1962. Boongke này ngừng hoạt động từ năm 1984.
Mặc dù bị bỏ hoang đã nhiều năm nhưng boongke vẫn được kết nối với nguồn cấp nước của thành phố.
Năm nay, boongke ở Oracle này cũng đã được bán với giá 500.000 USD.
Mời độc giả xem thêm video: Siêu dự án trên đảo nhân tạo Dubai (Nguồn video: VTV)
Thiên An