Dự án sản xuất thử nghiệm ngành NNPTNT phải có mục tiêu, sản phẩm rõ ràng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó nêu rõ yêu cầu đối với đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cụthể, đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm phải có tính cấp thiết,đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, tập trung các vấn đề trọngtâm của ngành, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngànhnông nghiệp và phát triển nông thôn; không trùng lặp về nội dung với cácnhiệm vụ khoa học, công nghệ (KHCN) sử dụng ngân sách nhà nước đã vàđang thực hiện. Riêng đối với đề tài kế thừa,nêu rõ kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước và những vấn đề còn tồn tạicần giải quyết tiếp.

Từngđề tài phải có mục tiêu, sản phẩm rõ ràng; công nghệ hoặc sản phẩm khoahọc công nghệ dự kiến: đảm bảo tính mới, tiên tiến so với sảnphẩm KHCN hiện có; có triển vọng tạo sự chuyển biến về năng suất, chấtlượng, hiệu quả; được hoàn thành ở dạng mẫu để chuyển sang giai đoạn sảnxuất thử nghiệm; có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, tiến bộkỹ thuật, giải pháp hữu ích hoặc bằng bảohộ; có địa chỉ tiếp nhận kết quả; có phương án khả thi để phát triển sảnphẩm KHCN.

Dựthảo cũng nêu rõ yêu cầu riêng đối với dự án sản xuất thử nghiệm. Cụthể, công nghệ hoặc sản phẩm KHCN của dự án: có xuất xứ từ kết quảnghiên cứu của đề tài đã được hội đồng KHCN (cấp quốc gia, cấp Bộ, cấpTỉnh) đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc kết quảkhai thác sáng chế, giải pháp hữu ích; đảm bảo tính ổn định ở quy mô sảnxuất nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụnghoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất lớn; có cam kết đảm bảo nguồnlực tài chính ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án.

Đôívới đề án sản xuất thử nghiệm, kết quả nghiên cứu là những đề xuất hoặcdự thảo cơ chế chính sách, quy trình, quy phạm, văn bản phápluật có đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ việc hoạch định vàthực hiện chính sách phát triển của ngành nông nghiệp.

Điều kiện tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì thực hiện đề tài, đề án, dự án SXTN

Dự thảo nêu rõ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp chủ trì thực hiện đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm như sau:

Đôívới tổ chức, phải có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyênmôn của nhiệm vụ KHCN. Đồng thời, không thuộc một trong các trườnghợp sau đây: 1- Đến thời điểm nộp hồ sơ chưa hoàn trả đầy đủ kinh phíthu hồi theo hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KHCN trước đây; 2- Không đượctham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 1 năm nếu nộp hồ sơđánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấpquốc gia chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngàymà không có ý kiến chấp thuận của Bộ KHCN (đối với nhiệm vụ cấp quốcgia), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với nhiệm vụ cấp Bộ);3- Không được tham gia tuyển chọn, giao trựctiếp trong thời hạn 3 năm (từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩmquyền) nếu có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ; khôngtriển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệvào sản xuất theo hợp đồng nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ; 4- Không được tham gia tuyển chọn, giao trựctiếp trong thời hạn 2 năm nếu không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, nộp lưugiữ các kết quả nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước; không báo caoứ́ng dụng kết quả của nhiệm vụ theo quy định.

Đôívới cá nhân chủ nhiệm đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm phải đápứng các điều kiện sau: Có trình độ đại học trở lên, có chuyênmôn phù hợp và đang hoạt động cùng lĩnh vực có liên quan đến đề tài, dưạ́n trong 5 năm gần nhất, tính đến thời điểm nộp hồ sơ; là người chủ trìhoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh đề tài, đề án, dự án sản xuấtthử nghiệm; có đủ khả năng trực tiếp thựchiện hoặc tổ chức thực hiện và đảm bảo đủ thời gian để chủ trì thực hiệnđề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm; đến thời điểm hết hạn nộp hồsơ, đang làm chủ nhiệm không quá 1 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ hoặc cấp quốcgia.

Đồngthời, không thuộc một trong các trường hợp sau: 1- Không được tham giađăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 1 năm nêúnhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp quốc gia bị dừng giữa chừng do nguyên nhân chủquan của chủ nhiệm nhiệm vụ KHCN; 2- Không được tham gia đăng ký tuyểnchọn, giao trực tiếp trong thời gian 2 năm nếu nộp hồ sơ đánh giá nghiệmthu cấp Bộ, cấp quốc gia chậm so với thơìhạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấpthuận của Bộ KHCN (đối với nhiệm vụ cấp quốc gia), Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (đối với nhiệm vụ cấp Bộ), không thực hiện nghĩa vụđăng ký, lưu giữ kết quả của nhiệm vụ KHCN đãđược nghiệm thu; 3- Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trựctiếp trong thời gian 3 năm nếu nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp quốc gia đượcđánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” kể từ thời điểm có kết luận củahội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ, cấp quốcgia; 4- Không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trongthời gian 5 năm (tính từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền)nếu nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp quốc gia do mình làm chủ nhiệm có sai phạmdẫn đến bị đình chỉ thực hiện.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn

Nguồn Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/chinh-sach-moi/du-an-san-xuat-thu-nghiem-nganh-nnptnt-phai-co-muc-tieu-san-pham-ro-rang/392472.vgp