Dù có hạm đội khủng, Trung Quốc vẫn khó phiêu lưu ra biển lớn

Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu, trong suốt những thập kỷ qua, dù vậy hải quân nước này vẫn không đủ năng lực, để điều động các hạm đội tàu của mình tới những vùng biển khác khi có xung đột xảy ra.

 Hải quân Trung Quốc đã thực hiện đợt nâng cấp và mở rộng lực lượng hải quân lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước này và đây cũng là đợt mở rộng hải quân lớn nhất thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh.

Hải quân Trung Quốc đã thực hiện đợt nâng cấp và mở rộng lực lượng hải quân lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước này và đây cũng là đợt mở rộng hải quân lớn nhất thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh.

Lực lượng Hải quân Trung Quốc đã vận hành 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông và đang đóng thêm 2 tàu sân bay nữa, để đến năm 2030 nước này sẽ sở hữu 6 tàu sân bay. Với tham vọng trở thành “Hải quân nước Xanh”, có khả năng hoạt động ở bất kỳ đâu, từ các căn cứ hải quân trong nước đến các vùng đại dương xa xôi trên thế giới.

Lực lượng Hải quân Trung Quốc đã vận hành 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông và đang đóng thêm 2 tàu sân bay nữa, để đến năm 2030 nước này sẽ sở hữu 6 tàu sân bay. Với tham vọng trở thành “Hải quân nước Xanh”, có khả năng hoạt động ở bất kỳ đâu, từ các căn cứ hải quân trong nước đến các vùng đại dương xa xôi trên thế giới.

Nhưng để đạt được tham vọng đó, Trung Quốc cần phải giải quyết một vấn đề lớn là thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài, để từ đó các lực lượng được triển khai trên toàn cầu của họ có thể hoạt động.

Nhưng để đạt được tham vọng đó, Trung Quốc cần phải giải quyết một vấn đề lớn là thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài, để từ đó các lực lượng được triển khai trên toàn cầu của họ có thể hoạt động.

Trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã được đầu tư xây dựng, có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hẹp được khoảng cách với hải quân Mỹ. Năm 2015, hải quân Trung Quốc có 225 chiến hạm, nhưng đến cuối năm 2020, đã có 360 chiến hạm, nhiều hơn Mỹ 70 chiếc.

Trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã được đầu tư xây dựng, có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hẹp được khoảng cách với hải quân Mỹ. Năm 2015, hải quân Trung Quốc có 225 chiến hạm, nhưng đến cuối năm 2020, đã có 360 chiến hạm, nhiều hơn Mỹ 70 chiếc.

Tuy vậy, các hạm đội Trung Quốc vẫn còn kém xa so với hải quân Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù, hải quân Trung Quốc sở hữu nhiều chiến hạm nhất thế giới, nhưng chủ yếu là tàu nhỏ, lạc hậu, chỉ hoạt động gần bờ, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh với Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc lại thiếu các căn cứ ở nước ngoài để triển khai chúng.

Tuy vậy, các hạm đội Trung Quốc vẫn còn kém xa so với hải quân Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù, hải quân Trung Quốc sở hữu nhiều chiến hạm nhất thế giới, nhưng chủ yếu là tàu nhỏ, lạc hậu, chỉ hoạt động gần bờ, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh với Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc lại thiếu các căn cứ ở nước ngoài để triển khai chúng.

Hiện tại, Trung Quốc mới chỉ có duy nhất 1 căn cứ hải quân ở nước ngoài ở Djibouti, thuộc vùng Sừng châu Phi. Trong khi, Mỹ có gần 800 căn cứ quân sự đang hoạt động, ở hơn 70 quốc gia. Hệ thống căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài như một “mạng lưới khổng lồ” phủ kín địa cầu, đủ sức để đương đầu với mọi yếu tố trên toàn thế giới.

Hiện tại, Trung Quốc mới chỉ có duy nhất 1 căn cứ hải quân ở nước ngoài ở Djibouti, thuộc vùng Sừng châu Phi. Trong khi, Mỹ có gần 800 căn cứ quân sự đang hoạt động, ở hơn 70 quốc gia. Hệ thống căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài như một “mạng lưới khổng lồ” phủ kín địa cầu, đủ sức để đương đầu với mọi yếu tố trên toàn thế giới.

Căn cứ hải quân nước ngoài duy nhất của Trung Quốc ở Djibouti, có một vị trí đắc địa vì nằm gần eo biển Bab al-Mandeb tấp nập tàu thuyền, ngăn cách Vịnh Aden và Biển Đỏ. Toàn bộ tàu thuyền bắc tiến thông qua kênh đào Suez để đến châu Âu hay xuôi về phương nam vào Ấn Độ Dương đều phải đi qua eo biển này.

Căn cứ hải quân nước ngoài duy nhất của Trung Quốc ở Djibouti, có một vị trí đắc địa vì nằm gần eo biển Bab al-Mandeb tấp nập tàu thuyền, ngăn cách Vịnh Aden và Biển Đỏ. Toàn bộ tàu thuyền bắc tiến thông qua kênh đào Suez để đến châu Âu hay xuôi về phương nam vào Ấn Độ Dương đều phải đi qua eo biển này.

Xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài rất phức tạp, đòi hỏi đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực. Ngoài ra, Trung Quốc phải xây dựng được liên minh với nước sở tại, hoặc những cam kết giống như liên minh, đây là một trong những điều kiện quan trọng để một quốc gia, có thể duy trì lực lượng quân sự tại nước khác.

Xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài rất phức tạp, đòi hỏi đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực. Ngoài ra, Trung Quốc phải xây dựng được liên minh với nước sở tại, hoặc những cam kết giống như liên minh, đây là một trong những điều kiện quan trọng để một quốc gia, có thể duy trì lực lượng quân sự tại nước khác.

Nhiều quốc gia đang lo ngại việc các công ty thương mại Trung Quốc, thâu tóm một số cảng biển trên thế giới. Sự lo ngại ở đây là Bắc Kinh sẽ duy trì sự hiện diện trong thời gian bao lâu, với quy mô như thế nào và mục đích ra sao. Và các quốc gia sở tại không muốn để cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, bị Trung Quốc khống chế.

Nhiều quốc gia đang lo ngại việc các công ty thương mại Trung Quốc, thâu tóm một số cảng biển trên thế giới. Sự lo ngại ở đây là Bắc Kinh sẽ duy trì sự hiện diện trong thời gian bao lâu, với quy mô như thế nào và mục đích ra sao. Và các quốc gia sở tại không muốn để cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, bị Trung Quốc khống chế.

Giới chuyên gia quân sự Bắc Kinh, tuyên truyền rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc chủ yếu mang tính chất phòng thủ và vì mục tiêu bảo đảm an ninh hàng hải thế giới, bảo đảm an toàn những tuyến hàng hải quan trọng, vì thế mới cần đến các căn cứ ở nước ngoài.

Giới chuyên gia quân sự Bắc Kinh, tuyên truyền rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc chủ yếu mang tính chất phòng thủ và vì mục tiêu bảo đảm an ninh hàng hải thế giới, bảo đảm an toàn những tuyến hàng hải quan trọng, vì thế mới cần đến các căn cứ ở nước ngoài.

Thời gian gần đây, Mỹ và các nước đồng minh đã triển khai nhiều tàu sân bay và máy bay chiến đấu đến Biển Đông, đi qua eo biển Đài Loan và khiến Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa. Điều này khiến Trung Quốc phản ứng gay gắt, tuy nhiên hải quân nước này vẫn không có biện pháp đáp trả tương xứng.

Thời gian gần đây, Mỹ và các nước đồng minh đã triển khai nhiều tàu sân bay và máy bay chiến đấu đến Biển Đông, đi qua eo biển Đài Loan và khiến Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa. Điều này khiến Trung Quốc phản ứng gay gắt, tuy nhiên hải quân nước này vẫn không có biện pháp đáp trả tương xứng.

Trong tương lai Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng lực lượng hải quân và tầm ảnh hưởng, tuy nhiên việc thiếu các căn cứ quân sự ở nước ngoài khiến hải quân Trung Quốc vẫn mãi chỉ loanh quanh ao làng, không thể vươn ra biển lớn. Nguồn ảnh: QQ.

Trong tương lai Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng lực lượng hải quân và tầm ảnh hưởng, tuy nhiên việc thiếu các căn cứ quân sự ở nước ngoài khiến hải quân Trung Quốc vẫn mãi chỉ loanh quanh ao làng, không thể vươn ra biển lớn. Nguồn ảnh: QQ.

Hải quân Trung Quốc: Hành trình phát triển từ lực lượng duyên hải thành lực lượng nước xanh, cái gì cũng có chỉ cảng tiếp tế ở nước ngoài thì không. Nguồn: MilitaryTV.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/du-co-ham-doi-khung-trung-quoc-van-kho-phieu-luu-ra-bien-lon-1515024.html