Theo tin từ trang Eurasia Times của Ấn Độ, tiêm kích Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc có thể là đối thủ chính trên thị trường xuất khẩu vũ khí trong tương lai. Cả Trung Quốc và Nga dự định sử dụng Su-57 và J-20 để thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, hiện đang chiếm số lượng chủ yếu trong không quân hai nước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù nhiều quốc gia tỏ ra "quan tâm" đến tính năng kỹ chiến thuật của tiêm kích tàng hình Su-57 và J-20, nhưng giống như F-22 hay F-35 của Mỹ, những tính năng chủ yếu (nhất là khả năng phản xạ tín hiệu radar cũng như hiệu suất chiến đấu), đều được Nga và Trung Quốc bảo mật chặt chẽ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, là loại máy bay chiến đấu đa năng, một chỗ ngồi, hai động cơ; bay thử lần đầu cách đây 10 năm, nhưng nó vẫn chưa được đưa vào biên chế chính thức. Theo kế hoạch, tháng 12/2020, Không quân Nga sẽ nhận những chiếc Su-57 sản xuất loạt đầu tiên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấn Độ là một trong những quốc gia hy vọng là khách hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu chiến đấu cơ Su-57; việc chậm trễ liên tục trong quá trình phát triển loại máy bay này, đã cản trở việc mua Su-57 của Ấn Độ. Nhưng rất "có khả năng", Ấn Độ sẽ là khách hàng nước ngoài lớn nhất của loại chiến đấu cơ tàng hình này trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng 76 chiếc Su-57, và số máy bay này sẽ được bàn giao trong 8 năm (2020-2028). Mặc dù Su-57 còn một số vấn đề chưa hoàn thiện, nhất là phần động cơ. Theo thông báo của nhà sản xuất, nhanh nhất thì phải đến năm 2022, Su-57 mới được trang bị động cơ phát triển cho riêng nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù Su-57 chưa thể bay bằng động cơ của nó, nhưng Su-57 vẫn có khả năng hành trình siêu âm, siêu cơ động, tàng hình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến; vượt xa các thế hệ máy bay chiến đấu của Nga trước đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Còn máy bay chiến đấu J-20 mà Trung Quốc phát triển, cũng là chiến đấu cơ hai động cơ, một chỗ ngồi; mục đích để đối phó với các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ. J-20 được thiết kế như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không với khả năng tấn công chính xác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kích thước của tiêm kích J-20 tương đương với F-22 của Mỹ; trong ba loại máy bay chiến đấu tàng hình cùng phân khúc là Su-57, J-20 và F-22, thì khả năng cơ động của J-20 được đánh giá là kém nhất, do kích thước quá khổ; hình dáng khí động học của J-20 thiên về loại máy bay cường kích hơn là đánh chặn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo những phân tích, nếu J-20 và Su-57 gặp nhau trong không chiến, khả năng cơ động của Su-57 sẽ vượt trội so với J-20. Từ góc độ khí động học, Su-57 có khả năng thao diễn tốt hơn J-20. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với động cơ vector lực đẩy ba chiều và lực đẩy mạnh AL-41F, Su-57 có khả năng cơ động ở tốc độ thấp và góc cao tuyệt vời. Mặc dù hiện tại, Su-57 hiện chỉ được trang bị động cơ phản lực cánh quạt, trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ 4 (Su-35), nhưng lực đẩy của động cơ đã đạt 14,7 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chỉ với động cơ AL-41F1 hiện tại, Su-57 vẫn có thể thực hiện hành trình siêu thanh tuyệt vời. Một khi Su-57 được trang bị động cơ "Sản phẩm 30" tiên tiến hơn, lực đẩy của nó dự kiến đạt 19 tấn, giúp máy bay có khả năng cơ động tốt cả tiêm kích F-22 của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Gần đây có nhiều thông tin cho rằng, Trung Quốc đang cân nhắc nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-57. Theo một cơ quan quốc phòng nổi tiếng của Nga, Su-57 không nhằm thay thế các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, mà nó phù hợp hơn để chiến đấu cùng với J-20. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tờ National Interest của Mỹ có bài phân tích cho rằng, Su-57 không tốt hoặc kém hơn J-20, và mục tiêu chiến đấu của hai loại máy bay chiến đấu này được thiết kế như nhau, nhưng trên thực tế là hoàn toàn khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mục đích J-20 được thiết kế chiếm ưu thế trên không, nhưng thực tế, J-20 phù hợp là phương tiện mang vũ khí dẫn đường chính xác, có thể xuyên thủng hệ thống phòng không phức tạp, để tấn công cơ sở hạ tầng, hoặc mục tiêu quân sự quan trọng của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Còn Su-57 với mục đích như một nền tảng để giành ưu thế trên không vượt trội; ngoài ra có thể tiến công các mục tiêu mặt đất. Trung Quốc nếu mua Su-57, là nhằm bổ sung cho những thiếu sót của J-20, chứ không phải thay thế hoàn toàn J-20. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh tiêm kích J-20 trong biên chế Không quân Trung Quốc hiện tại.
Tiến Minh