Đức: Bụi hồng leo cánh đơn gần nghìn năm vẫn nở hoa hàng năm

Bụi hồng leo cao hơn 10m, được trồng cách đây nhiều thế kỷ, vẫn trổ bông đều hàng năm và được ví như biểu tượng quan trọng của thành phố Hildesheim.

Bụi hồng leo phía sau nhà thờ chính tòa Hildesheim là một trong những điểm đến nổi tiếng của thành phố Hildesheim, Đức. Không xác định được tuổi chính xác của bụi hồng. Các nhà nghiên cứu ước tính tuổi của cây khoảng 700 năm. Tuy nhiên, nhiều truyền thuyết liên quan đến nó kể rằng cây được trồng từ năm 815, cùng thời điểm xây dựng nhà thờ. Vì thế, nó còn được gọi là "bụi hồng nghìn tuổi" (tên tiếng Đức: Tausendjähriger Rosenstock). (Ảnh: Hi-rose)

Bụi hồng leo phía sau nhà thờ chính tòa Hildesheim là một trong những điểm đến nổi tiếng của thành phố Hildesheim, Đức. Không xác định được tuổi chính xác của bụi hồng. Các nhà nghiên cứu ước tính tuổi của cây khoảng 700 năm. Tuy nhiên, nhiều truyền thuyết liên quan đến nó kể rằng cây được trồng từ năm 815, cùng thời điểm xây dựng nhà thờ. Vì thế, nó còn được gọi là "bụi hồng nghìn tuổi" (tên tiếng Đức: Tausendjähriger Rosenstock). (Ảnh: Hi-rose)

Cây hồng leo cổ thụ bao quanh một tòa tháp 2 tầng, cao khoảng 10m, tính đến nay. Nó được xem là biểu tượng quan trọng của Hildesheim vì theo dân gian, chỉ cần bụi cây phát triển, Hildesheim vẫn thịnh vượng. Hiện các nhánh mới của "bụi hồng nghìn năm" sẽ được đánh dấu bằng các miếng kim loại nhỏ kèm năm mà chúng bắt đầu mọc. (Ảnh: Hi-rose)

Cây hồng leo cổ thụ bao quanh một tòa tháp 2 tầng, cao khoảng 10m, tính đến nay. Nó được xem là biểu tượng quan trọng của Hildesheim vì theo dân gian, chỉ cần bụi cây phát triển, Hildesheim vẫn thịnh vượng. Hiện các nhánh mới của "bụi hồng nghìn năm" sẽ được đánh dấu bằng các miếng kim loại nhỏ kèm năm mà chúng bắt đầu mọc. (Ảnh: Hi-rose)

Tới nay, bụi hồng vẫn trổ bông vào đầu tháng 6 hàng năm. Hoa thuộc loài hồng bản địa có tên "rosa canina", một loài hồng dại cánh đơn, tỏa ra mùi thơm thoang thoảng. (Ảnh: BistumHildesheim)

Tới nay, bụi hồng vẫn trổ bông vào đầu tháng 6 hàng năm. Hoa thuộc loài hồng bản địa có tên "rosa canina", một loài hồng dại cánh đơn, tỏa ra mùi thơm thoang thoảng. (Ảnh: BistumHildesheim)

Bụi hồng mọc xen giữa nhiều loại cây khác, phía dưới được rào quanh tạo nên một phông nền hoàn hảo cho du khách, người đi lễ chụp ảnh lưu niệm. Gốc cây đặt một tấm bảng kể về nhiều câu chuyện, truyền thuyết xung quanh bụi hồng này. (Ảnh: ndr)

Bụi hồng mọc xen giữa nhiều loại cây khác, phía dưới được rào quanh tạo nên một phông nền hoàn hảo cho du khách, người đi lễ chụp ảnh lưu niệm. Gốc cây đặt một tấm bảng kể về nhiều câu chuyện, truyền thuyết xung quanh bụi hồng này. (Ảnh: ndr)

Các câu chuyện đều liên quan đến vua Louis I. Trong số đó có truyền thuyết nhà vua đi săn ở rừng Hercynian và bị lạc. Ông lội bộ qua sông và đi suốt một ngày, tới một gò đất phủ hoa hồng. Trước khi thiếp đi, nhà vua đã cầu nguyện Đức mẹ Đồng Trinh. Tỉnh dậy, ông thấy bụi hoa hồng nở rực rỡ, phủ tuyết trắng dù đang giữa mùa Hè. Vì vậy, sau khi được tìm thấy, ông đã xây dựng một thánh đường tại nơi có bụi hoa hồng. (Nguồn: BistumHildesheim)

Các câu chuyện đều liên quan đến vua Louis I. Trong số đó có truyền thuyết nhà vua đi săn ở rừng Hercynian và bị lạc. Ông lội bộ qua sông và đi suốt một ngày, tới một gò đất phủ hoa hồng. Trước khi thiếp đi, nhà vua đã cầu nguyện Đức mẹ Đồng Trinh. Tỉnh dậy, ông thấy bụi hoa hồng nở rực rỡ, phủ tuyết trắng dù đang giữa mùa Hè. Vì vậy, sau khi được tìm thấy, ông đã xây dựng một thánh đường tại nơi có bụi hoa hồng. (Nguồn: BistumHildesheim)

Sau này, bụi hồng được ví như "linh hồn" của thánh đường. Có tài liệu cho rằng bụi hoa từng bị tàn phá do vụ cháy nhà thờ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, rồi các chồi cây lại mọc lên từ gốc. Ngay cả những người không tin vào truyền thuyết hay tuổi của nó vẫn cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của "bụi hồng nghìn tuổi". Nó cũng là một trong những bụi hồng lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn ra hoa đều đặn hàng năm. Năm 1985, bụi hồng leo được UNESCO công nhận là di sản thế giới. (Nguồn: Wikipedia)

Sau này, bụi hồng được ví như "linh hồn" của thánh đường. Có tài liệu cho rằng bụi hoa từng bị tàn phá do vụ cháy nhà thờ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, rồi các chồi cây lại mọc lên từ gốc. Ngay cả những người không tin vào truyền thuyết hay tuổi của nó vẫn cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của "bụi hồng nghìn tuổi". Nó cũng là một trong những bụi hồng lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn ra hoa đều đặn hàng năm. Năm 1985, bụi hồng leo được UNESCO công nhận là di sản thế giới. (Nguồn: Wikipedia)

(theo Ngôi sao)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/duc-bui-hong-leo-canh-don-gan-nghin-nam-van-no-hoa-hang-nam-200898.html