Được hộ tống kỹ càng, B-1 Lancer Mỹ vẫn bị tiêm kích Nga 'vuốt mặt'

Hai máy bay ném bom B-1 Lancer của không quân Mỹ vừa bay qua khu vực biển Đen, được nhiều chiến đấu cơ của các nước hộ tống, tuy nhiên khi đến gần Crimea vẫn bị các máy bay Su-27/30 của Nga đánh chặn mà không có tiêm kích nào theo kèm.

Hôm 29/5 vừa qua, hai máy bay ném bom chiến bom chiến lược tầm xa của không quân Mỹ đã có chuyến bay qua khu vực biển Đen và biển Baltic. Chuyến bay của hai chiếc oanh tạc cơ thuộc Phi đội 28 xuất phát từ căn cứ Không quân Ellsworth, Nam Dakota, là một trong những lần hiếm hoi loại máy bay này xuất hiện ở vùng biển Đông Âu. Ảnh: Oanh tạc cơ B-1 Lancer của Mỹ.

Hôm 29/5 vừa qua, hai máy bay ném bom chiến bom chiến lược tầm xa của không quân Mỹ đã có chuyến bay qua khu vực biển Đen và biển Baltic. Chuyến bay của hai chiếc oanh tạc cơ thuộc Phi đội 28 xuất phát từ căn cứ Không quân Ellsworth, Nam Dakota, là một trong những lần hiếm hoi loại máy bay này xuất hiện ở vùng biển Đông Âu. Ảnh: Oanh tạc cơ B-1 Lancer của Mỹ.

Đáng chú ý, chuyến bay của hai máy bay ném bom chiến lược Hoa Kỳ đã được rất nhiều tiêm kích của các nước bay hộ tống. Trong đó có sự góp mặt lần đầu của Su-27 và MiG-29 của Không quân Ukraine. Ảnh: Tiêm kích Ukraine lần đầu hộ tống máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.

Đáng chú ý, chuyến bay của hai máy bay ném bom chiến lược Hoa Kỳ đã được rất nhiều tiêm kích của các nước bay hộ tống. Trong đó có sự góp mặt lần đầu của Su-27 và MiG-29 của Không quân Ukraine. Ảnh: Tiêm kích Ukraine lần đầu hộ tống máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ.

Cùng sự góp mặt đông đảo của phi đội F-16 và MiG-29 của Không quân Ba Lan, những chiếc B-1 Lancer của Mỹ này đang bay trên không phận quốc tế và mục tiêu là hạ cánh xuống Châu Âu. Ảnh: Phi đội F-16 của không quân Ba Lan bay hộ tống máy bay ném bom Mỹ.

Cùng sự góp mặt đông đảo của phi đội F-16 và MiG-29 của Không quân Ba Lan, những chiếc B-1 Lancer của Mỹ này đang bay trên không phận quốc tế và mục tiêu là hạ cánh xuống Châu Âu. Ảnh: Phi đội F-16 của không quân Ba Lan bay hộ tống máy bay ném bom Mỹ.

Điều đặc biệt là những chiếc MiG-21 của Romania các đây không lâu cũng đã xuất kích cùng các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đánh chặn những máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga trên không phận biển Đen. Ảnh: Phi đội MiG-21 của Không quân Romania bay cùng B-1 Lancer của Mỹ.

Điều đặc biệt là những chiếc MiG-21 của Romania các đây không lâu cũng đã xuất kích cùng các máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đánh chặn những máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga trên không phận biển Đen. Ảnh: Phi đội MiG-21 của Không quân Romania bay cùng B-1 Lancer của Mỹ.

Theo tướng Jeffrey Harrigian – Tư lệnh không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu cho biết rằng: “Những máy bay ném bom chiến lược tầm xa có thể mang vũ khí hạt nhân của Mỹ điều đến Châu Âu lần này nhằm thể hiện Hoa Kỳ sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết đối với đồng minh và đối tác trong khu vực, đồng thời cung cấp một thông điệp răn đe rõ ràng tới bất kỳ đối thủ nào.” Ảnh: F-16 của Không quân Ba Lan bay cùng B-1 Lancer Mỹ.

Theo tướng Jeffrey Harrigian – Tư lệnh không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu cho biết rằng: “Những máy bay ném bom chiến lược tầm xa có thể mang vũ khí hạt nhân của Mỹ điều đến Châu Âu lần này nhằm thể hiện Hoa Kỳ sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết đối với đồng minh và đối tác trong khu vực, đồng thời cung cấp một thông điệp răn đe rõ ràng tới bất kỳ đối thủ nào.” Ảnh: F-16 của Không quân Ba Lan bay cùng B-1 Lancer Mỹ.

Ngoài ra, viên tướng còn cho biết thêm: "Sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược đến Châu Âu cũng thể hiện rằng Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực sẵn sàng răn đe và nếu cần thiết có thể hiệp đồng tác chiến cùng nhau nếu bị đe dọa".

Ngoài ra, viên tướng còn cho biết thêm: "Sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược đến Châu Âu cũng thể hiện rằng Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực sẵn sàng răn đe và nếu cần thiết có thể hiệp đồng tác chiến cùng nhau nếu bị đe dọa".

Đáp lại, Nga cũng đã ngay lập tức điều các máy bay Su-27P và Su-30SM đánh chặn máy bay Mỹ. Những chiếc tiêm kích này xuất phát từ Quân khu Miền Nam của Nga đã theo kèm rất sát các oanh tạc cơ Mỹ trên không phận Quốc tế ở biển Đen. Ảnh: Tiêm kích Su-27P của Không quân Nga áp sát B-1 Lancer của Mỹ.

Đáp lại, Nga cũng đã ngay lập tức điều các máy bay Su-27P và Su-30SM đánh chặn máy bay Mỹ. Những chiếc tiêm kích này xuất phát từ Quân khu Miền Nam của Nga đã theo kèm rất sát các oanh tạc cơ Mỹ trên không phận Quốc tế ở biển Đen. Ảnh: Tiêm kích Su-27P của Không quân Nga áp sát B-1 Lancer của Mỹ.

Theo Bộ quốc phòng Nga tuyên bố, các máy bay của họ đã thực hiện việc đánh chặn máy bay Mỹ trong điều kiện phù hợp với quy định sử dụng không phận quốc tế, các máy bay đều giữ một khoảng cách an toàn. Ảnh: Su-27P của Không quân Nga bay cạnh B-1 Lancer của Không quân Mỹ.

Theo Bộ quốc phòng Nga tuyên bố, các máy bay của họ đã thực hiện việc đánh chặn máy bay Mỹ trong điều kiện phù hợp với quy định sử dụng không phận quốc tế, các máy bay đều giữ một khoảng cách an toàn. Ảnh: Su-27P của Không quân Nga bay cạnh B-1 Lancer của Không quân Mỹ.

Các máy bay Nga đã buộc oanh tạc cơ Mỹ phải thay đổi lộ trình bay và sau đó hạ cánh an toàn tại sân bay an toàn. Hiện tại phía Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc. Ảnh: Tiêm kích Nga bay cùng máy bay ném bom Mỹ.

Các máy bay Nga đã buộc oanh tạc cơ Mỹ phải thay đổi lộ trình bay và sau đó hạ cánh an toàn tại sân bay an toàn. Hiện tại phía Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc. Ảnh: Tiêm kích Nga bay cùng máy bay ném bom Mỹ.

Mặc dù được đưa tin rầm rộ là có rất nhiều phi đội tiêm kích của các nước Châu Âu bay hộ tống máy bay ném bom Mỹ, tuy nhiên khi bị các tiêm kích của Nga tiếp cận và đánh chặn, hai chiếc oanh tạc cơ Mỹ lại bay lẻ loi. Trước sự kiện ngày 29/5 diễn ra 3 ngày, các tiêm kích Su-35 khác của Nga cũng đã thực hiện đánh chặn một máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ khi nó đang bay trên Địa Trung Hải, cho thấy một tần xuất hoạt động rất tích cực của các tiêm kích Nga. Ảnh: Phi đội MiG-29 và Su-27 của Không quân Ukraine bay hộ tống B-1 Lancer Mỹ.

Mặc dù được đưa tin rầm rộ là có rất nhiều phi đội tiêm kích của các nước Châu Âu bay hộ tống máy bay ném bom Mỹ, tuy nhiên khi bị các tiêm kích của Nga tiếp cận và đánh chặn, hai chiếc oanh tạc cơ Mỹ lại bay lẻ loi. Trước sự kiện ngày 29/5 diễn ra 3 ngày, các tiêm kích Su-35 khác của Nga cũng đã thực hiện đánh chặn một máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ khi nó đang bay trên Địa Trung Hải, cho thấy một tần xuất hoạt động rất tích cực của các tiêm kích Nga. Ảnh: Phi đội MiG-29 và Su-27 của Không quân Ukraine bay hộ tống B-1 Lancer Mỹ.

Video Cận cảnh dàn máy bay Su-57 hộ tống chuyên cơ của ông Putin

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/duoc-ho-tong-ky-cang-b-1-lancer-my-van-bi-tiem-kich-nga-vuot-mat-1391133.html