Dưỡng dạ trường sinh: 4 thứ dạ dày kinh hãi nhất, 3 điều nên tránh, 5 việc nhất định phải làm ngay nếu không sẽ hối hận
Dạ dày là nơi lưu trữ, tiêu hóa thức ăn, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với áp lực công việc, chế độ ăn uống thất thường, thuốc lá và rượu bia… là các nhân tố gây hại cho dạ dày.
Hàng loạt các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày… được ghi nhận ở người trưởng thành. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, nóng lạnh thất thường cũng làm tăng nguy cơ bệnh tái phát và tần suất các cơn đau. Dưới đây là 4 nỗi sợ dạ dày luôn muốn né tránh, 2 việc cần làm ngay vào sáng sớm, 3 điều nên tránh và 5 việc cần làm để chăm sóc dạ dày.
4 nỗi sợ hãi dạ dày luôn muốn "né tránh"
Dạ dày rất sợ lạnh. Dạ dày khi gặp lạnh dễ gây đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Một số đồ lạnh, có tính hàn cần tránh để bảo vệ sức khỏe dạ dày như hải sản sống, đồ uống lạnh, trái cây để lạnh…
Nỗi sợ thứ hai là rượu. Thói quen buồn uống rượu, vui cũng uống rượu vô cùng nguy hiểm. Rượu khi ngấm vào dạ dày sẽ làm tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, thậm chí gây viêm, loét. Đặc biệt, rượu có nồng độ càng cao thì dạ dày càng bị tổn thương nghiêm trọng.
Nỗi sợ thứ ba là no. Ăn quá no sẽ khiến hệ thống tiêu hóa bị quá tải, gây rối loạn tiêu hóa. Để dạ dày khỏe mạnh, hãy nhớ món ăn dù ngon đến đâu cũng phải "tiết chế" cái mồm lại, không nên ăn quá tham mà dễ rước bệnh vào người.
Nỗi sợ thứ ba là sợ nóng. Lạnh quá không tốt, mà nóng quá lại càng không tốt. Đồ cay nóng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể, khi ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến ung thư.
Làm ngay 2 điều này vào sáng sớm để "hồi xuân" dạ dày: Không ngủ nướng và bỏ bữa sáng
Sau một đêm dài, lượng thức ăn từ tối hôm trước đã được tiêu hóa hết, bạn thức dậy với một chiếc bụng trống rỗng. Nếu như bạn tiếp tục "nằm lì" trên giường sẽ gây rối loạn hoạt động đường tiêu hóa. Theo thời gian niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương gây viêm loét dạ dày. Vì vậy điều quan trọng để dạ dày luôn khỏe mạnh là ngủ sớm dậy sớm, tránh ngủ nướng vào buổi sáng.
Hơn nữa, bữa sáng đóng vai trò trọng đối với cơ thể, cung cấp nguồn năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Buổi sáng trong dạ dày có rất nhiều axit, nếu không có thức ăn để trung hòa rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Bỏ bữa sáng trong một khoảng thời gian dài không chỉ gây hại cho dạ dày, tăng khả năng bị viêm loét dạ dày mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa. Do đó, dù bận rộn đến đâu, bạn đừng quên ăn sáng, nên chọn những món ăn ấm, nhẹ nhàng cho bữa sáng như bún phở.
Ghi nhớ 3 điều nên tránh nếu không muốn làm tổn thương dạ dày
Đừng uống trà sau ăn
Những người trung tuổi và cao tuổi thường có thói quen uống trà sau bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sau khi ăn xong đừng vội uống trà. Uống trà sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Lời khuyên của các chuyên gia là nên uống trà sau bữa ăn 1 tiếng.
Đừng vội hút thuốc
Chúng ta đều biết, hút thuốc có hại cho sức khỏe. Hút thuốc sau bữa ăn thậm chí còn nguy hiểm gấp 5 lần so với bình thường. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, hút thuốc sau ăn còn làm tăng khả năng hấp thụ các chất độc hại. Nếu bạn vẫn muốn hút thuốc, hãy cố gắng đợi ít nhất 40 phút sau ăn.
Đừng vội ăn trái cây
Ăn trái cây tráng miệng sau ăn là thói quen của nhiều người. Trong trái cây chứa nhiều vitamin bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ dễ gây chướng bụng tiêu chảy, táo bón… Bạn nên ăn hoa quả sau ăn từ 1 - 2 tiếng.
5 điều cần làm để dạ dày khỏe mạnh, điều thứ 3 là tối quan trọng
Thứ nhất, uống trà để bồi bổ dạ dày. Uống trà ấm rất tốt cho dạ dày. Khi uống trà vào mùa xuân, bạn có thể chọn các loại trà từ hoa và cây cỏ, rất có lợi cho việc làm ấm cơ thể, xua tan cảm giác lạnh vào sáng sớm.
Thứ hai, chế độ ăn hợp lý. Chúng ta nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung nhiều loại rau quả trong khẩu phần ăn. Hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng, dính và cứng. Các loại thực phẩm này khiến dạ dày phải co bóp liên tục. Ba bữa ăn trong ngày được đặt cách nhau đầy đặn, đủ số lượng với thành phần chính là thức ăn mềm, không ôi thiu và dễ tiêu, Có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Thứ ba, nuôi dưỡng tình cảm. Cảm xúc tích cực hay tiêu cực cũng tác động đến dạ dày. Khi lo lắng hoặc trầm cảm quá mức, dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngược lại, một thái độ sống tích cực và lạc quan sẽ giúp ngăn chặn sự kích thích về mặt cảm xúc.
Thứ tư, ngủ đủ giấc. Giấc ngủ ngon là liều thuốc bổ tuyệt vời cho dạ dày. Thức khuya sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày, tăng nguy cơ bị viêm loét lên rất nhiều. Muốn dạ dày khỏe mạnh, hãy từ bỏ thói quen thức khuya.
Thứ năm, tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ và làm chậm lại quá trình lão hóa của hệ tiêu hóa. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…đều là những phương pháp rèn luyện sức khỏe tốt. Ngoài ra, sau khi ăn 30 phút, bạn có thể xoa nhẹ bụng giúp thức ăn trong dạ dày tiêu hóa tốt hơn