Ford Việt Nam đón đầu xu thế 'ô tô hóa'

Nhu cầu xe ô tô của người Việt còn rất lớn và dự báo còn gia tăng mạnh trong thời gian tới, bởi hiện nay mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình “motorization”. Tập đoàn Ford cũng đã xác định Việt Nam là một trong 4 thị trường trọng điểm (cùng với Thái Lan, Nam Phi, Australia) để tăng cường đầu tư nguồn lực và marketing. Để có cái nhìn tổng quan, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông RUCHIK SHAH, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam về chiến lược phát triển của hãng xe này.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, nhìn từ lợi thế nào mà Tập đoàn Ford quyết định đầu tư mở rộng nhà xưởng, nâng quy mô, công suất sản xuất – lắp ráp xe Ford tại Việt Nam?

Ông RUCHIK SHAH: - Cùng với sự lớn mạnh của thị trường chung, vị trí của Ford Việt Nam trên bản đồ thế giới cũng ngày càng được củng cố. Và Việt Nam được công nhận là một trong những thị trường trọng điểm của Ford. Để khẳng định vai trò này, từ năm 2020 Ford Việt Nam đã công bố đầu tư bổ sung 82 triệu USD (tương đương hơn 1.900 tỷ Việt Nam đồng) để nâng công suất nhà máy tại Hải Dương từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan dây chuyền sản xuất, lắp ráp của Ford Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan dây chuyền sản xuất, lắp ráp của Ford Việt Nam

Gói đầu tư mở rộng được phân bổ trên hầu hết các công đoạn của nhà máy, bao gồm việc xây mới xưởng hàn thân xe và xưởng sơn hiện đại có mức độ tự động hóa cao. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh xưởng lắp ráp hoàn thiện và sắp xếp lại khu vực hậu cần, vật tư… nhằm tăng cường tính hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm lắp ráp tại nhà máy.

Xin nói thêm, nhà máy Ford Việt Nam được đặt tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997. Ford Hải Dương cũng là một trong những nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam đạt các chứng chỉ chất lượng ISO 9001, ISO 14001, QS 9000 và ISO/TS16949 - 2002… Đồng thời, Ford Hải Dương cũng là một trong những nhà máy trọng điểm của Ford Motor ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, luôn tuân thủ quy trình sản xuất toàn cầu với chất lượng sản xuất cao nhất.

- Ông có thể nói chi tiết hơn về quy mô sản xuất - lắp ráp, công nghệ, vận hành… của Ford tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Như tôi đã nói, dự án đầu tư mở rộng nhà máy Ford Hải Dương có công suất tối đa 40.000 xe/năm, diện tích nhà xưởng sản xuất xe Ford được nâng lên 226.000m2 (tăng thêm 60.000m2), thu hút thêm 500 lao động làm việc tại nhà máy. Hiện nhà máy hoạt động hai ca/ngày với gần 1.200 lao động trực tiếp. Chúng tôi lắp ráp các dòng xe bán tải Ford Ranger, Minivan Ford Transit và SUV Ford Territory. Đây đều là các dòng sản phẩm chiến lược của Ford và nhiều năm liên tiếp dẫn đầu hoặc nằm trong TOP các sản phẩm bán chạy nhất phân khúc.

Quang cảnh nhà máy Ford Việt Nam được xây dựng bằng vật liệu tôn COLORBOND tích hợpcông nghệ mạ ma trận 4 lớp ActivateTM cùng giải pháp tấm lợp LYSAGHT KLIP-LOK 406cho phần mái & LYSAGHT TRIMDEK OPTIMA cho phần vách của Tập đoàn NS BlueScope

Quang cảnh nhà máy Ford Việt Nam được xây dựng bằng vật liệu tôn COLORBOND tích hợpcông nghệ mạ ma trận 4 lớp ActivateTM cùng giải pháp tấm lợp LYSAGHT KLIP-LOK 406cho phần mái & LYSAGHT TRIMDEK OPTIMA cho phần vách của Tập đoàn NS BlueScope

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đầu tư mở rộng Nhà máy Ford Hải Dương đã cơ bản được hoàn thành, khu vực sản xuất được trang bị nhiều công nghệ mới tiến tiến, cùng những cải tiến sâu rộng về kỹ thuật trong dây chuyền. Cụ thể, xưởng hàn mới (Body Shop) đạt mức tự động hóa lên tới 90%, với hệ thống Interlock giúp kiểm soát an toàn vận hành, quy trình hàn, chất lượng mối hàn đảm bảo 100% không có lỗi. Xưởng sơn mới cũng được trang bị hệ thống băng tải tự động để vận chuyển xe từ đầu vào đến đầu ra, hỗ trợ tối ưu thời gian và sức lao động.

Ford Việt Nam cũng đang sử dụng robot hiện đại nhất của Tập đoàn Durr (CHLB Đức), quy trình sơn mỗi chiếc xe tại nhà máy được thực hiện hoàn toàn tự động, đảm bảo chất lượng bề mặt sơn, độ dày và độ bóng theo tiêu chuẩn Ford Motor. Công nghệ tách sơn khô qua các lõi lọc X- dry, tuần hoàn khí cho buồng phun robot giúp tiết kiệm sơn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nhờ lọc được toàn bộ hạt bụi sơn.

Không dừng lại ở đó, xưởng lắp ráp hoàn thiện cũng được nâng cấp với băng tải tự động, có thể lật để lắp ráp theo hai chiều, với các dụng cụ siết lực của Thụy Điển, kiểm soát chính xác mô men xoắn. Khu vực kiểm tra chất lượng tại Nhà máy Ford Hải Dương cũng được trang bị thêm hệ thống chỉnh lái sử dụng công nghệ mô phỏng 3D hiện đại nhất của Đức, chỉnh lái động, tự động cân bằng xe với độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng tối ưu của mỗi chiếc xe khi xuất xưởng.

Đội ngũ công nhân và kỹ sư tại phân xưởng lắp ráp Ford Ranger - một nhà xưởng được đầu tư hiện đại sử dụng vật liệu tôn từ Tập đoàn NS BlueScope, tích hợp công nghệ ACTIVATETM duy nhất tạithị trường Việt Nam, cho độ bền nhà xưởng vượt trội

Đội ngũ công nhân và kỹ sư tại phân xưởng lắp ráp Ford Ranger - một nhà xưởng được đầu tư hiện đại sử dụng vật liệu tôn từ Tập đoàn NS BlueScope, tích hợp công nghệ ACTIVATETM duy nhất tạithị trường Việt Nam, cho độ bền nhà xưởng vượt trội

Thực ra dây chuyền lắp ráp được nâng cấp cho phép nhà máy Ford Hải Dương lắp ráp những dòng xe hiện đại, tiêu biểu như Ford Ranger, Ford Territory và Ford Transit. Cùng với đó là sẵn sàng cho các dòng sản phẩm trong tương lai. Ford tự hào vì đến nay đã có gần 300.000 sản phẩm xe hơi Ford các loại được giao tới tay khách hàng Việt Nam, trong đó tỷ trọng xe lắp ráp trong nước đã chiếm ưu thế với hơn 70% tổng sản lượng bán ra của Ford tại Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm trực tiếp, gián tiếp cũng như đóng góp vào ngân sách của địa phương.

- Thưa ông, như vậy việc mở rộng nhà máy sẽ là chiến lược phát triển lâu dài của Ford tại Việt Nam?

- Đúng vậy. Trong thời gian tới, Ford Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình, tìm kiếm các cơ hội tăng cường hiệu quả sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô hiện nay, có thể thấy nỗ lực từ các thương hiệu đều sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, ứng dụng công nghệ tối tân để đem đến các sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu người dùng. Vì thế, Ford xác định trải nghiệm khách hàng chính là điểm cạnh tranh mang tính khác biệt của mình.

Quy trình sản xuất, lắp ráp tại Ford Việt Nam được thực hiện hoàn toàn tự động bằng robot

Quy trình sản xuất, lắp ráp tại Ford Việt Nam được thực hiện hoàn toàn tự động bằng robot

Theo đó, Ford Việt Nam áp dụng chiến lược Ford+ của tập đoàn, lấy khách hàng làm trung tâm. Chúng tôi triển khai hàng loạt hoạt động nâng cấp hệ thống quy trình, tiêu chuẩn đại lý, tích hợp các ứng dụng công nghệ trong cả khâu bán hàng và dịch vụ. Cụ thể, Ford Việt Nam đồng loạt triển khai kế hoạch nâng cấp tiêu chuẩn đại lý (Ford Signature) tới các đại lý trên toàn quốc. Đồng thời hoàn thiện hệ thống quy trình nâng cao trải nghiệm khách hàng mới FGE (Ford Guest Experience) theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhằm đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

- Xin cảm ơn ông

VĂN PHÚC (thực hiện)

Nguồn SGĐT: https://dttc.sggp.org.vn/ford-viet-nam-don-dau-xu-the-o-to-hoa-post105894.html