Gần 76% diện tích đã có nước gieo cấy vụ đông xuân

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ ngày 2 đến 7-2 (ngày 21 đến 26 tháng Chạp) miền bắc ít mưa, sáng có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng, nhiệt độ cao nhất 22 đến 250C, riêng khu Tây Bắc có nơi hơn 280C; nhiệt độ thấp nhất từ 16 đến 190C. Các ngày 8 và 9-2 có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to, trời rét, nhiệt độ cao nhất từ 18 đến 210C; nhiệt độ thấp nhất 15 đến 180C. Từ ngày 10 đến 11-2, ngày nắng, đêm không mưa; nhiệt độ cao nhất 23 đến 260C.

Công nhân trạm bơm Trịnh Xá (tỉnh Bắc Ninh) vận hành đổ ải vụ xuân năm 2021. Ảnh: NGUYỄN TUẤN

Công nhân trạm bơm Trịnh Xá (tỉnh Bắc Ninh) vận hành đổ ải vụ xuân năm 2021. Ảnh: NGUYỄN TUẤN

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ ngày 2 đến 7-2 (ngày 21 đến 26 tháng Chạp) miền bắc ít mưa, sáng có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng, nhiệt độ cao nhất 22 đến 250C, riêng khu Tây Bắc có nơi hơn 280C; nhiệt độ thấp nhất từ 16 đến 190C. Các ngày 8 và 9-2 có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to, trời rét, nhiệt độ cao nhất từ 18 đến 210C; nhiệt độ thấp nhất 15 đến 180C. Từ ngày 10 đến 11-2, ngày nắng, đêm không mưa; nhiệt độ cao nhất 23 đến 260C.

* Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình hình lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021 khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tính đến 15 giờ ngày 1-2, diện tích có nước trung bình toàn khu vực là 395.804 ha, đạt 75,8% kế hoạch. Cụ thể: Hà Nam 97,2%; Thái Bình 93,4%; Nam Định 90,1%; Ninh Bình 90,2%; Phú Thọ 85,5%; Hưng Yên 68,4%; Hải Dương 67,5%; Hải Phòng 64,6%; Vĩnh Phúc 60,1%; Bắc Ninh 58,4%; Hà Nội 53,4%. Theo kế hoạch, đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2020 - 2021, khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày 2-2.

* Chủ động ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 - 2021, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch đắp, gia cố 340 đập tạm để ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 33 tỷ đồng. Đến đầu tháng 2, ngành chức năng đã đắp hơn 100 đập đất ở các vùng, khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, thiếu nước cao là Giang Thành, Kiên Lương, An Minh, An Biên, Gò Quao để bảo vệ lúa vụ đông xuân và phòng, chống hạn mặn cho vụ hè thu.

* Giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh Trà Vinh đầu tư hơn 358 tỷ đồng xây dựng 34 cống nội đồng trên địa bàn tỉnh; trong đó, ngân sách Trung ương 323 tỷ đồng, số tiền còn lại ngân sách tỉnh đối ứng. Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. Các cống được xây dựng trên địa bàn sáu huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Duyên Hải sẽ giúp các địa phương chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, ứng phó biến đổi khí hậu.

* Trước tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, trong những ngày cuối tháng 1, ranh mặn từ cửa sông Tiền đã lấn sâu vào thượng lưu 50 km, vượt qua TP Mỹ Tho, đến Bình Đức (huyện Châu Thành) đe dọa sản xuất và đời sống, UBND tỉnh Tiền Giang khẩn trương đầu tư gần 34 tỷ đồng, triển khai phương án đắp tám đập ngăn mặn, trữ ngọt gồm: Nguyễn Tấn Thành, Ông Hổ, Cầu Sao, Rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà và Ông Mười cặp theo bờ bắc sông Tiền.

* Vụ lúa thu đông năm 2020, toàn tỉnh Trà Vinh xuống giống được gần 70 nghìn héc-ta. Đến nay, nông dân đã thu hoạch hơn 95% diện tích, năng suất bình quân đạt 5,14 tấn/ha. Hiện giá lúa thu mua tại ruộng ở mức cao, khoảng 7.000 đồng/kg, nên nông dân đạt lợi nhuận khá.

PV và CTV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/gan-76-dien-tich-da-co-nuoc-gieo-cay-vu-dong-xuan--633938/