Gặp 'ông đồ Ninh Bình' cho chữ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám từ lâu được mệnh danh là 'Trường Đại học đầu tiên' của Việt Nam thời phong kiến, biểu tượng đạo học nước Nam, do đó luôn có nhiều sự kiện văn hóa cổ truyền quan trọng được tổ chức tại đây. Một trong những sự kiện như vậy là việc trưng bày thư pháp và cho chữ vào các ngày đầu xuân hoặc ngày lễ trọng. Để có được vinh dự sắm 'áo the khăn đóng' ngồi cho chữ tại hồ Văn, thuộc Văn Miếu Quốc Tử Giám là niềm mơ ước của nhiều người. Ninh Bình có một chàng trai trẻ mê thư pháp tên là Hoàng Dũng đã có 'thâm niên' hai mươi năm 'cho chữ' tại Văn Miếu.

Nhà thư pháp trẻ Hoàng Dũng tại gian hàng thư pháp ở Văn Miếu.

Hoàng Dũng sinh năm1981, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm nhạchọa Trung ương năm 2002, ra trường về làm thầy giáo dạy Hội họa tại Trường THCSKhánh Hòa, Yên Khánh. Tuy có sở trường hội họa, song Dũng lại là một tín đồthực thụ của thư pháp.

Ngay từ lúc còn nhỏ, sống tại quê nhà xã Ninh Mỹ (huyệnHoa Lư), cậu bé Dũng đã có hứng thú đặc biệt với chữ Nho. Cậu mê thứ chữ tượnghình kia đến độ không ngại lần đến cả các đám hiếu trong làng chỉ để lén ngắmcác lá sớ, các bài cúng của mấy vị chủ lễ viết bằng thứ chữ kia.

Ngoài ra nhữnglúc rảnh rỗi cậu thường lân la làm quen với mấy cụ đồ Nho cùng xóm để tìm hiêủvề thứ chữ vô cùng lạ lẫm và mê hoặc kia. Thấy cậu bé ham thích đặc biệt vơíchữ nghĩa, khác hẳn với nhiều cậu bé cùng trang lứa, nhiều người cũng khôngtiếc thời gian chỉ dạy.

Hoàng Dũng cũng thú thực rằng, ban đầu do mày mò tự học làchính nên em cũng chỉ biết võ vẽ một số chữ trong cuốn Tam Tự Kinh, thành raviệc học chữ Nho chỉ đơn thuần là tập vẽ chữ... Qua thời gian, niềm đam mê cổhọc trong Dũng lớn dần và may mắn khi Dũng được cụ Phạm Hy chỉ dạy những nguyêntắc cơ bản, đầu tiên về nghệ thuật thư pháp.

Sau này khi ra Hà Nội học Cao đẳngSư phạm nhạc họa Trung ương, Dũng càng có thêm nhiều điều kiện tiếp xúc vơínhững bậc thầy về thư pháp chuyên nghiệp, có thêm các tài liệu về các lối viếtcủa các nhà thư pháp kinh điển Trung Hoa như: Lưu Đức Thăng, Nhân Chân Khanh,Âu Dương Tuân, Mễ Phất, Vương Hi Chi, Tống Huy Tông... Không những thế, Dũngcòn gia nhập câu lạc bộ Nhân Mỹ Học Đường - nơi tập hợp những người yêu thưpháp tại Hà Nội.

Cũng nhờ điều này mà chàng trai trẻ người Ninh Bình có dịplĩnh hội, cảm nhận được sự vi diệu, thâm sâu của nghệ thuật thư pháp Hán học.

Là một người có chuyên môn về hội họa, do vậy, khi theo đuôỉthư pháp, nét chữ của Dũng cũng có nhiều thần thái của lối thư họa cổ điển.Ngay khi còn là sinh viên nhạc họa, “nhà thư pháp” Hoàng Dũng đã có thể “bán chữ” kiếm sống.

Sau vềquê, năm nào vào các dịp lễ trọng, Tết âm lịch, Dũng lại ra Thủ đô viết chữ. Vìsố lượng các ông đồ cho chữ tại Văn Miếu đông, các cơ quan chức năng đã phải tổchức thi chọn ra những ông đồ chữ đẹp, đủ tiêu chuẩn mới được ngồi ở Văn Miêúviết chữ. Vì có thực lực nên ông đồ trẻ người Ninh Bình không mấy khó khăn đểvượt qua những kỳ sát hạch.

Qua thời gian, với sự từng trải, vốn hiểu biết củamột thầy giáo chạm tuổi tứ tuần đã khiến nét chữ của Hoàng Dũng ngày càng thêmkhoáng đạt, tươi tắn. Tuy nhiên, điểm khiến nhiều người nể phục Dũng so vơínhiều người viết thư pháp Hán khác là trong khi nhiều người chỉ quan tâm thuầntúy đến việc viết chữ thì Dũng lại cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình sangtìm hiểu những kiến thức cổ học. Nhiều khi có cảm tưởng thầy giáo Dũng như mộtcụ đồ Nho thực thụ.

Và đặc biệt, Hoàng Dũng “hiếu cổ” mà không “nệ cổ”, quanđiểm của anh khi nghiên cứu về thư pháp nói riêng và văn hóa cổ truyền nóichung là ôn cố tri tân, tức ôn lại văn hóa cổ truyền để hiểu hơn về cái mới,cái hiện đại. Cho nên anh cũng không ngại chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mìnhvới người đối diện một cách tự tin, thoải mái...

Tuy khá có duyên với thư pháp, song không coi thư pháp làcông cụ kiếm sống mà chỉ là một thú đam mê, một nghề chơi sang trọng, là cáchđể di dưỡng tinh thần.

Vì vậy, vào mỗi dịp Tết, các ngày lễ trọng, có các hoạtđộng trưng bày triển lãm, Dũng mới ra Văn Miếu viết chữ, còn thường ngày, anhchí thú với nghề “gõ đầu trẻ”. Hoàng Dũng còn dành nhiều thời gian đi đến cácđình, chùa, miếu, phủ, các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh để tìm hiểu vềcác đạo sắc phong, các văn bia, câu đối... để có thêm những hiểu biết về vănhóa lịch sử của quê hương.

Anh cũng đều đặn tham gia Hội thi Thư pháp tại Lễhội Hoa Lư nhiều năm liền, thậm chí có năm vì viết chữ đẹp, anh còn được mơìlàm Giám khảo hội thi. Hoàng Dũng tâm sự: “Lễ hội Hoa Lư từ xa xưa đã là niềmtự hào của người dân Ninh Bình, vì vậy chưa khi nào em bỏ qua Hội thi Thư phápở lễ hội này. Năm nay, do tình hình dịch bệnh nên lễ hội không tổ chức, em cũngcó một chút tiếc nuối.

Tuy nhiên, nếu có một sự kiện văn hóa nào đó của tỉnhphát động, em nhất định tham gia. Bởi đó là cơ hội thực hành, quảng bá, thúchơi thư pháp, cũng là một cách để khơi gợi những nét đẹp của văn hóa truyềnthống trong thời hiện đại”. Với một người trẻ tuổi, cách nghĩ ấy về các giá trịvăn hóa cổ truyền thật đáng trân trọng.

Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gap-ong-do-ninh-binh-cho-chu-o-van-mieu-quoc-tu-giam-2020040309122295p1c86.htm