Giá cà phê hôm nay 14/4: Tiếp tục tăng, trong nước trên đà tới mốc 33.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 14/4 trong khoảng 31.800 - 32.600 đồng/kg. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ cùng cà phê thế giới.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 32.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 32.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 32.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 32.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 32.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 32.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 32.500 đồng/kg. Sáng hôm nay giá cà phê tại các địa phương tiếp tục tăng trung bình 100 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2021 tăng 1 USD/tấn ở mức 1.344 USD/tấn, giao tháng 7/2021 tăng 4 USD/tấn ở mức 1.369 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2021 tăng 1,95 cent/lb ở mức 130,05 cent/lb, giao tháng 7/2021 tăng 1,95 ở mức 131,95 cent/lb.
Trên thị trường tài chính thế giới, các đồng tiền ảo đang hút vồn mạnh, hầu hết các sàn hàng hóa phái sinh tăng trong phiên vừa qua, trong đó có cà phê.
Do dịch bệnh Covid-19 lây lan, nhiều nước phải tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, khiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sụt giảm trong ngắn hạn. Do đó, sức tăng trên hai sàn giao dịch có sự thận trọng.
Thị trường cũng thể hiện mối lo về mức cước vận tải biển tăng cao, do sự ách tắc hiện nay tại nhiều cảng xuất nhập hàng hóa lớn trên thế giới.
Trong khi đó, Brazil bắt đầu thu hoạch cà phê Conilon Robusta ở các vùng sản xuất chính, với dự báo sản lượng loại nguyên liệu chính của ngành công nghiệp cà phê hòa tan vụ mùa năm nay tăng khoảng 8% so với năm trước. Thông tin trên đang là mối lo ngại cho cà phê Robusta Việt Nam. Thực tế cho thấy, thị trường cà phê trong nước không mấy sôi động trong những tháng đầu năm 2021.
Giá cước cao khiến hoạt động xuất nhập khẩu dè chừng. Hệ lụy từ việc trên có thể dẫn đến tình trạng tình trạng "tắc" đường bán của nông dân. Lâu dài thị phần cà phê Việt Nam sẽ giảm, nhường cho các nước khác, trong đó Brazil là mối lo ngại hàng đầu.