Giá cà phê hôm nay 16/5 tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu đứng giá

Giá cà phê hôm nay 16/5, có phiên thứ hai tăng mạnh do đà tăng giá cà phê thế giới. Trong khi đó, sau phiên tăng mạnh vào thứ Năm giá hồ tiêu đang đi ngang, giá tiêu thế giới tiếp tục giảm.

Cuối tuần giá cà phê tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Giá cà phê hôm nay

Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh trở lại, khảo sát tại các địa phương có diện tích trồng cà phê lớn, giá cà phê Tây Nguyên và miền Nam hôm nay tăng mạnh.

Nguyên nhân giá cà phê tăng do đà tăng giá cà phê thế giới, giá cà phê Robusta và Arabica trên thế giới đang tăng trở lại

Tính đến 6h sáng 16/5, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam tăng thêm 200 đồng/kg, đà tăng này do giá cà phê Robusta tại London tăng. Hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động 30.600 – 31.300

Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) tăng thêm 200 đồng/kg ở mức 30.600 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà đi ngang ở mức 30.500 đồng/kg.

+ Giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) tăng 200 đồng/kg, đang có giá 31.100 – 31.300 đồng/kg.

+ Giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) tăng 200 đồng/kg ở mức 30.900 đồng/kg.

+ Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa giao dịch mức 30.900

+ Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 30.800 đồng/kg.

+Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Người dân trồng cà phê trong nước đang gặp nhiều khó khăn khi chi phí phân bón, nhân công tăng, hạn hán biển đổi khí hậu ảnh hưởng năng suất. Trong khi giá cà phê trồi sụt thất thường.

Tại thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London tăng mạnh, giá cà phê giao tháng 7/2020 tăng 10 USD/tấn (tăng 0,86%), giá cà phê ở mức 1.178 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2020 tăng nhẹ, cụ thể, giá cà phê Arabica tăng 0,15 cent/lb (mức tăng 0,14 %), giao dịch ở mức 106,85 cent/lb.

Giá cà phê đảo chiều tăng trên cả hai sàn kỳ hạn nhưng phần lớn nhà đầu tư vẫn còn đứng bên ngoài. Đặc biệt, lượng giao dịch trên sàn London duy trì ở mức khá thấp do cả hai phía vẫn chưa thể hiện sự quan tâm ở vùng giá thấp.

Trong khi đó, thông tin từ Brasil cho biết vùng trồng cà phê Conilon Robusta ở bang Espírito Santo chính thức thu hoạch kể từ ngày 14/5 theo Luật pháp của bang do một số vùng chín muộn, có khả năng nguồn cung bị chậm lại.

Giá hồ tiêu hôm nay

Khảo sát một số địa phương trồng hồ tiêu trong điểm tại khu vực miền Nam và Tây Nguyên ghi nhận giá tiêu đi ngang sau phiên tăng mạnh thứ Năm.

Theo đó, giá hồ tiêu Tây Nguyên, miền Nam đi ngang sau phiên tăng mạnh trước đó. Giá tiêu thế giới tiếp tục giảm.

Giá hồ tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 43.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giao dịch ở mức 41.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cao lên ngưỡng 43.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước được thu mua ở mức 42.000 đồng/kg.

Riêng, giá tiêu tại Đồng Nai sau nhiều ngày tăng đang bán ở ngưỡng 41.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai có giá ở mức 40.000 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.

Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, hạt tiêu Việt Nam cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Tại thị trường thế giới, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm tiếp 100Rupi/tạ, tương đương 0,30%, về mức 32.800 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

4 tháng đầu năm nay, theo Bộ NN&PTTN, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 117nghìn tấn và 249 triệu USD, tăng 8,3% về khối lượng nhưng giảm 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

5 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm lần lượt là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Myanma, Pakistan và Đức với 39,2% thị phần.

Giá tiêu đen giao tại cảng của Brazil và Malaysia đều giữ ổn định, trong khi giá tại Ấn Độ có xu hướng giảm. Ngược lại, giá tiêu của Việt Nam và Indonesia lại có xu hướng tăng.

Cụ thể, giá tiêu tại cảng Brazil giữ ở mức 2.000 USD/tấn, tại Kuching (Malaysia) giữ mức 3.685 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu tại cảng Kochi (Ấn Độ) giảm từ mức 4.484 USD/tấn xuống còn 4.387 USD/tấn.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/gia-ca-phe-hom-nay-16-5-tiep-tuc-tang-manh-ho-tieu-dung-gia-post79379.html