Giá lợn tăng - Cơ hội cho người nuôi vịt lãi lớn

Đàn lợn sụt giảm mạnh, giá thịt lợn tăng cao kỷ lục đang mang lại cơ hội phát triển cho nghề chăn nuôi vịt.

Người dân xã Gia Lâm (Nho Quan) nuôi thả vịt ở ngoài đồng.

Anh Đinh Văn Khuê(ở xóm 10, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan) hiện đang nuôi hơn 3.000 con vịt. “Trướcđây, mỗi lứa tôi chỉ nuôi tầm 1.000 con và cứ khoảng 30-50 ngày mới vào một lưámới. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi, giá thịtlợn tăng mạnh khiến người tiêu dùng chuyển hướng sang tiêu dùng thịt gia cầm.Thị trường đang thuận lợi nên hiện nay cứ 20 ngày tôi lại vào 1 lứa vịt, môĩlứa 3.000 con”, anh Khuê chia sẻ.

Theo những ngươìnuôi vịt chuyên nghiệp, con vịt từ khi mua giống về đến khi xuất bán chỉ vẻnvẹn có 50 ngày nên tốc độ quay vòng rất nhanh. Thêm vào đó, cơ sở vật chất phụcvụ cho chăn nuôi cũng rất đơn giản, thông thường vịt nuôi lấy thịt được thả ởngoài ruộng, không cần chuồng trại gì cả, chỉ dựng một lán bằng tre, phủ bạt làđược. Người nuôi đầu tư mỗi tiền giống, cám và vắc xin phòng bệnh. Giá thànhcủa 1 kg vịt (bao gồm giống, cám, thuốc thú y) vào khoảng 30-32 nghìn đồng nênchỉ cần giá bán từ 33 nghìn đồng/1kg trở đi là đã có lãi. Trong khi đó, giá vịttrên thị trường hiện nay là 40-42 nghìn đồng/1kg, có nghĩa là cứ nuôi 1 nghìncon thì được lãi khoảng 20 triệu đồng. Do vậy thời điểm này, hầu hết người nuôivịt đang tranh thủ tăng đàn để kiếm lời. Riêng huyện Nho Quan, hiện nay đàn vịtđã lên tới trên 400 nghìn con. Tập trung chủ yếu ở các xã Gia Lâm, Gia Thủy,Phú Sơn, Gia Tường, Thượng Hòa, Thanh Lạc. Do nhu cầu chăn nuôi tăng nên giávịt giống cũng tăng khoảng 9 nghìn đồng/1 con, gần gấp đôi mức giá bình thườngkể từ cuối tháng 9 (từ 10 nghìn đồng/1 con lên 19 nghìn đồng/1 con).

Được biết, thơìgian qua, dịch tả lợn châu Phi diễn biến hết sức phức tạp, cả nước đã có 5,9triệu con lợn bị tiêu hủy. Riêng tại Ninh Bình, dịch bệnh đã xảy ra tại 1.163thôn/142 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố; 107,5 nghìn con lợn phảitiêu hủy bắt buộc, tương đương 6,29 nghìn tấn. Điều này đã kéo giá lợn lên mứccao kỉ lục, tạo ra một lỗ hổng lớn về nguồn cung prôtêin và thúc đẩy sự giatăng về nhu cầu thịt gia cầm. Trước thực trạng này, Ngành Nông nghiệp đã kêugọi người chăn nuôi chuyển hướng sang nuôi các đối tượng khác như: trâu, bò,dê, gia cầm để bù đắp lại phần nào sản lượng thịt lợn thiếu hụt.

Tuy nhiên, cácchuyên gia cũng cảnh báo: Người dân chuyển đổi sang nuôi vịt khá nhiều, nguồngiống khan hiếm khiến giá con giống bị đẩy lên cao. Mặt khác, do nhu cầu giốngtăng mạnh nên có con giống là người nuôi mua ngay chứ không chọn lọc kỹ nhưtrước. Theo đó, nhiều trại nuôi gặp phải tình trạng vịt bị còi cọc, chậm lớn.Đặc biệt, hiện nay đang là dịp cuối năm, thời tiết thuận lợi cho các loại dịchcúm gia cầm phát triển. Người nuôi phát triển đàn gà, vịt quá nhanh, mật độnuôi dày càng tăng rủi ro bùng phát dịch bệnh này. Do vậy, bà con cần đặc biệtlưu ý, chọn con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểmdịch. Trong quá trình nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cũng như chúý công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường. Những ngày thời tiết chuyểnlạnh cần làm lán che chắn để giữ ấm cho đàn vịt.

Bài, ảnh: HàPhương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gia-lun-tangco-hoi-cho-nguoi-nuoi-vit-lai-lon-20191226082322580p2c20.htm