Giấc mơ 'hạm đội ma' của Hải quân Mỹ sắp thành công

Hải quân Mỹ đang chế tạo một tàu đổ bộ mặt nước không người lái cỡ lớn (LUSV) đầu tiên để điều phối 'hạm đội ma' trong việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát, vận hành tên lửa Tomahawk và tên lửa đánh chặn, săn lùng tàu ngầm và thậm chí có thể tiến hành các hoạt động phòng thủ tên lửa.

Giấc mơ “hạm đội ma” của Hải quân Mỹ sắp thành công. (Nguồn: National Intersest)

Giấc mơ “hạm đội ma” của Hải quân Mỹ sắp thành công. (Nguồn: National Intersest)

Chiến thuật “hạm đội ma” trên biển

Dự đoán trong tương lai, LUSV sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ. Ngoài nhiệm vụ kiểm soát các UUV (đội tàu ngầm và đội tàu mặt nước không người lái) có kích cỡ đa dạng, LUSV còn hỗ trợ các hạm đội truyền thống hoạt động trên một phạm vi khu vực biển rộng lớn. Được biết, gần đây Bộ quốc phòng Mỹ đã kí kết hợp tác với tận 6 nhà sản xuất vũ khí nhằm đẩy mạnh chương trình nghiên cứu kĩ thuật chuyên sâu và phát triển các ý tưởng thiết kế cho con tàu mới.

Sự tiến bộ nhanh chóng của các thuật toán máy tính giúp các phương tiện không người lái nâng cao khả năng hoạt động tự chủ trong khoảng thời gian lâu hơn và khu vực rộng hơn. Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, các kỹ sư tập trung hướng đến các thiết kế không người lái hầm hố, trang bị các tín năng hiện đại nhất phục vụ các nhiệm vụ quân sự trên biển mà không cần sự can thiệp của bàn tay con người. Cụ thể, vì các tàu này gần như hạn chế sự hiện diện trực tiếp của con người, chúng có thể tăng tải trọng các hệ thống vũ khí, hệ thống cảm biến và công nghệ radar phức tạp hơn nhằm nâng cao chức năng giám sát và phô diễn sức mạnh, cũng như có thể tăng số lượng đạn dược và sẵn sàng bắn trả kẻ địch bằng các vũ khí tự động cỡ lớn.

Mặc dù thông tin về hệ thống và thiết kế chi tiết của chiến hạm này vẫn chưa được công bố chính thức, nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể LUSV sẽ tích hợp bệ phóng tên lửa Tomahawk, tên lửa đánh chặn SM-3 hoặc vận chuyển máy bay tiêm kích hiệu suất cao khác. Giới quan sát cũng đồn đoán, đại chiến hạm không người lái mới này trang bị hệ thống radar Aegis có thể phát hiện tên lửa đạn đạo bên ngoài khí quyển Trái đất.

Giảm thiểu thiệt hại về người

Với những tính năng siêu việt như trên, rõ ràng tàu đổ bộ mặt nước LUSV hoàn hoàn thuận lợi tác chiến ở những khu vực chịu rủi ro cao, dễ bị đối phương tấn công. Đồng thời, chiến thuật đó cũng hỗ trợ hiệu quả cho thủy thủ đoàn có thể tham chiến ở khoảng cách an toàn, giảm thiểu thiệt hại về người. Nền tảng tàu đổ bộ mới này hứa hẹn sẽ mở rộng phạm vi nhiệm vụ đa dạng của lực lượng Hải Quân Mỹ trên các vùng biển. Tàu LUSV vừa hoạt động nhiệm vụ bằng cách phân tán, vừa tập trung dồn lực đánh chặn tùy theo chiến thuật phù hợp với chỉ đạo của cấp trên đưa ra.

Ngoài ra trong một số trường hợp, tàu LUSV có thể đảm nhận vai trò “tàu mẹ chỉ huy” bằng cách sử dụng các thuật toán máy tính, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống an ninh mạng nâng cao để điều phối các tàu vệ tinh tỏa ra làm nhiệm vụ. LUSV có thể xông xáo chiến đấu dưới làn đạn của đối phương và làm lá chắn bảo vệ các tàu chở thủy thủ đoàn thông qua hệ thống đánh chặn, vũ khí và hệ các thống radar cảm biến vượt đường chân trời (OTH) có cự li phát hiện mục tiêu lên đến hàng nghìn km.

Tất nhiên không thể gạt bỏ hoàn toàn yếu tố con người trong công tác chỉ huy điều khiển. Nỗ lực xây dựng thành công một phương tiện không người lái cỡ lớn và sử dụng triệt để các tính năng phức tạp như vậy ít nhiều phụ thuộc mức đội phối hợp hệ thống an ninh mạng và quyết định của con người dưới vai trò chỉ huy - kiểm soát trong các tình huống tác chiến.

Các nhiệm vụ của LUSV cũng sẽ được nhanh chóng hoàn thành nhờ vào sự có mặt ứng dụng chứa công nghệ AI. Đồng thời, khả năng xác định mục tiêu nhanh chóng và phát tín hiệu cảm biến đồng loạt toàn bộ hệ thống gần như bằng nhau góp phần xử lí nhanh các pha trạm chán với kẻ địch.

6 nhà thầu đảm nhận tàu đổ bộ

Công nghệ không người lái này đã đưa khái niệm "Hạm đội ma" của Hải quân Mỹ nâng lên một tầm cao mới. Chúng có thể bật chế độ tự động điều phối các nhiệm vụ các tàu vệ tinh không người lái khác, chia sẻ thông tin lẫn nhau thực hiện các phân tích và xử lí các dữ liệu trực tiếp trong chiến đấu cho toàn lực lượng, tất cả chỉ cần ít hoặc không cần sự can thiệp của con người.

Các tàu “con” không người lái có thể phát hiện hạm đội của kẻ thù chỉ trong nháy mắt. Sau đó chúng lập tức gửi thông tin đến tàu mẹ tiếp nhận và nhanh chóng thông báo tọa độ mục tiêu cho “hàng rào phòng thủ” bao gồm hạm đội tàu mặt nước, máy bay truy kích và tàu ngầm tiến hành xử lí con mồi.

Được biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã làm việc và chốt giá cố định lần lượt với các nhà thầu sản xuất vũ khí lớn là Huntington Ingalls, Lockheed Martin, Bollinger Shipyards, Marinette Marine, Gibbs & Coxm và Austal USA. Đại úy Pete Small, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, các hợp đồng nghiên cứu này sẽ cho phép Hải quân thu thập nhiều kinh nghiệm quý báu về phương pháp xây dựng chiến thuật tác chiến tổng hợp trên bộ- trên không- dưới biển trong thời đại mới.

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ giám sát và trực tiếp làm việc với các nhà thầu để tinh chỉnh các yêu cầu kĩ thuật và chi phí hợp lí, cũng như tạo sự tin cậy, hiệu quả và hạn chế rủi ro đối với một thiết kế mang đầy tính cạnh tranh trong tương lai.

(theo National Interest)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/giac-mo-ham-doi-ma-cua-hai-quan-my-sap-thanh-cong-123698.html