Giải mã thú vị: Tất cả ngôi sao đều có hành tinh 'bao bọc'?

Liệu có phải gần như tất cả các ngôi sao trong vũ trụ đều có hệ thống hành tinh riêng mình?

Năm 1992, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh đầu tiên bên ngoài hệ mặt trời.

Năm 1992, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh đầu tiên bên ngoài hệ mặt trời.

Kể từ đó, kính thiên văn đã phát hiện ra hàng nghìn cái gọi là ngoại hành tinh quay xung quanh không chỉ các ngôi sao tương tự như mặt trời, mà còn trong các hệ sao đôi; những ngôi sao nhỏ được gọi là sao lùn đỏ; và thậm chí cả các sao neutron siêu đặc.

Kể từ đó, kính thiên văn đã phát hiện ra hàng nghìn cái gọi là ngoại hành tinh quay xung quanh không chỉ các ngôi sao tương tự như mặt trời, mà còn trong các hệ sao đôi; những ngôi sao nhỏ được gọi là sao lùn đỏ; và thậm chí cả các sao neutron siêu đặc.

Nó đủ để khiến bạn tự hỏi: “Liệu có phải mọi ngôi sao ngoài kia đều có ít nhất một hành tinh quay quanh nó?”.

Nó đủ để khiến bạn tự hỏi: “Liệu có phải mọi ngôi sao ngoài kia đều có ít nhất một hành tinh quay quanh nó?”.

Nói một cách ngắn gọn Jonathan Lunine, chủ nhiệm Khoa Thiên văn học tại Đại học Cornell nói với Live Science: “Các nhà khoa học ước tính rằng có nhiều hành tinh quay quanh các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, nhưng những hành tinh đó không phân bố đồng đều".

Nói một cách ngắn gọn Jonathan Lunine, chủ nhiệm Khoa Thiên văn học tại Đại học Cornell nói với Live Science: “Các nhà khoa học ước tính rằng có nhiều hành tinh quay quanh các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, nhưng những hành tinh đó không phân bố đồng đều".

Phát hiện mới cũng ám chỉ rằng hầu như tất cả các sao lùn đỏ trong Dải Ngân hà đều có hành tinh và ít nhất 25% các ngôi sao này nằm trong vùng lân cận của Mặt trời là nơi cư trú của các "siêu Trái đất".

Phát hiện mới cũng ám chỉ rằng hầu như tất cả các sao lùn đỏ trong Dải Ngân hà đều có hành tinh và ít nhất 25% các ngôi sao này nằm trong vùng lân cận của Mặt trời là nơi cư trú của các "siêu Trái đất".

Trong khi đó, một số ngôi sao như mặt trời, cũng như TRAPPIST-1, một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng cũng là nơi cư trú của hơn 6 hành tinh, trong khi những ngôi sao khác có thể không đạt được như vậy”.

Trong khi đó, một số ngôi sao như mặt trời, cũng như TRAPPIST-1, một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng cũng là nơi cư trú của hơn 6 hành tinh, trong khi những ngôi sao khác có thể không đạt được như vậy”.

Nhưng điều gì khiến một ngôi sao chứa rất nhiều hành tinh trong khi những ngôi sao khác lại ít hơn? Các nhà khoa học cho rằng nó bắt nguồn từ cách ngôi sao hình thành.

Nhưng điều gì khiến một ngôi sao chứa rất nhiều hành tinh trong khi những ngôi sao khác lại ít hơn? Các nhà khoa học cho rằng nó bắt nguồn từ cách ngôi sao hình thành.

Khi các ngôi sao trẻ đang hình thành, chúng thường được bao quanh bởi một vòng các hạt bụi. Các hạt này va vào nhau tạo thành các đám ngày càng lớn, cuối cùng có thể hình thành các hành tinh. Nhưng không phải ngôi sao trẻ nào cũng may mắn như vậy.

Khi các ngôi sao trẻ đang hình thành, chúng thường được bao quanh bởi một vòng các hạt bụi. Các hạt này va vào nhau tạo thành các đám ngày càng lớn, cuối cùng có thể hình thành các hành tinh. Nhưng không phải ngôi sao trẻ nào cũng may mắn như vậy.

"Chúng tôi rõ ràng đang thăm dò một lượng lớn các hành tinh khối lượng thấp và có thể mong đợi sẽ tìm thấy nhiều hành tinh và ngôi sao khác nữa trong tương lai gần - ngay cả xung quanh những ngôi sao gần mặt trời nhất”, Jonathan Lunine nói.

"Chúng tôi rõ ràng đang thăm dò một lượng lớn các hành tinh khối lượng thấp và có thể mong đợi sẽ tìm thấy nhiều hành tinh và ngôi sao khác nữa trong tương lai gần - ngay cả xung quanh những ngôi sao gần mặt trời nhất”, Jonathan Lunine nói.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-thu-vi-tat-ca-ngoi-sao-deu-co-hanh-tinh-bao-boc-1667916.html