Giải pháp nào cho tiêu thụ tro xỉ của nhà máy nhiệt điện?

Theo các chuyên gia, tro xỉ của các nhà máy điện đốt than tầng sôi (CFB) được sử dụng rất hạn chế, chủ yếu để chôn lấp. Đây là một thách thức rất lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu cũng như chủ đầu tư khi Quyết định 1696 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/09/2014: các nhà máy chỉ được bố trí diện tích bãi chưátro xỉ trong 2 năm. Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 cũng không phải là một ngoại lệ.

Bể chứa chất thải của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng.

Những yếu tố quyết định chất lượng tro xỉ

Theo Dự án điều tra, khảo sát đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng triệt để nguồn tro xỉ nhiệt điện trong sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) của Viện VLXD (VIBM) - Bộ Xây dựng,khi nghiên cứu phương thức hoạt động sản xuất của 4 nhà máy đang sử dụng lò đốt CFB cho thấy, công nghệ này có nhiệt độ ngọn lửa thấp (800-960oC), quá trình cháy than có tham gia của đá vôi để khử lưu huỳnh, đốt than triệt để hơn so với công nghệ đốt than phun.Tro xỉ thải thu hồi tại đáy lò và lọc bụi tĩnh điện, trong đó có 50-60% tro bay, 50-40% xỉ đáy, kích thước hạt của tro bay từ 1-200 m, của xỉ đáy từ 10 m-20 mm, có thành phần hóa học (các ô xýt) tương tự nhau, đều có hàm lượng CaSO4, vôi, vôi tự do (CaOtd)... mất khi nung (MKN) là các thành phần gây khó khăn cho việc sử dụng chúnglàm phụ gia cho xi măng cũng như một số sản phẩm VLXD khác. Sự xuất hiện các thành phần này do công nghệ đốt xuất phát từ chất lượng than sử dụng. Thành phẩn khoáng của tro xỉ xác định bằng phân tích tán xạ tia X cho thấy có chứa thạch anh (SiO2) vôi (CaO), CaSO4và các ô xýt liên kết của Fe, Mg, sét mất nước...

Cũng theo nghiên cứu nàythì mặc dù các nhà máy nhiệt điện có công nghệ đốt than giống nhau, nhưng chất lượng tro xỉ khác nhau là do bản chất nguồn nhiên liệu than, thiết bị đốt, nguồn đá vôi sử dụng hấp thụ khí sun phua.

Do đó, khi công nghệ thay đổi để phù hợp với yêu cầu về môi trường và sản xuất kinh doanh thực tế thì dẫn đếnthay đổi hay cải thiện chất lượng tro xỉ. Đây là điểm xuất phát từ mong muốn cũng như mục đích của chủ đầu tư,dẫn đến các nhà máy này đang rất nỗ lực trong việc tìm kiếm sự hợp tác với các cơ quan chuyên môn để nghiên cứu xử lý tro xỉ thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho cả ngành điện và các ngành khác, đồng thời giải quyết vấn đề về bãi thải ngày càng bị thu hẹp theo tinh thần của Quyết định 1696 của Chính phủ.

Tro xỉ Mông Dương 1 tìm đầu ra

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 do Tổng Cty Phát điện 3 (GENCO 3), một đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ủy quyền là chủ đầu tư, ông Nguyễn Thế Hiệp, Trưởng Phòng Kỹ thuật cho biết, tro xỉ của Nhà máy này chưa có ai mua mà cũng không có ai xin, có người đến đặt vấn đề nhưng sau khi biết trong tro xỉcó đá vôi và nước biển là họ từ chối và cũng không lấy mẫu.

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 540 MW, có tổng vốn đầu tư khoảng 33.614 tỷ đồng, sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thông số hơi cận tới hạn, công nghệ lò hơi đốt than kiểu CFB, do nhà thầu Hyundai Engineering and Construction Co.Ltd (Hàn Quốc) thực hiện và là một trong những công trình năng lượng quan trọng của miền Bắc.Mỗi năm nhà máy thải ra khoảng 1 triệu tấn tro xỉ. Hiện nhà máy đang có 1 bãi xỉ theo tính toán thiết kế có sức chứa 3,8 năm, tổng mức đầu tư xây dựng bãi thải xỉ này khoảng 170 tỷ đồng giai đoạn 1 (cao 24m so với mực nước biển). Bãi thải này sẽ được tiếp tục xử lý bằng cách lấp đất và trồng cây xanh khi tới hạn đổ thải.

Tuy nhiên, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1696, EVN cũng như GENCO 3, đang tìm mọi cách nhanh nhất có thể để giải quyết bài toán đầu ra cho tro xỉ của nhà máy. Bởi nếu không, sau khoảng 3 năm nữa, Nhà máy sẽ không có chỗ chứa tro xỉ. Trong khi đó, nếu xin được cấp đất cho bãi chứa và xây dựng bãi chứa mất khoảng 4-5 năm. Hiện đơn vị này vẫn chưa được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận phê duyệt phương án cấp đất làm bãi thải tro xỉ.

Ông Nguyễn Thế Hiệp cho biết, gần đây Cục An toàn và Môi trường, Bộ Công thương đãtiến hành kiểm tra chất lượng tro xỉ của Nhà máy, đánh giá tro xỉ của Nhà máy không dùng được.

Các chuyên gia của VIBM đang xuống lấy mẫu tro xỉ ướt tại bãi thải tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Ống xả thải xuống hồ chứa tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Mới đây, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM), Bộ Xây dựng đã có đoàn công tác xuống khảo sát và lấy mẫu về nghiên cứu, bao gồm: tro xỉ khô, ướt, than, vôi…Tuy nhiên, kết quả đánh giá chất lượng tro xỉ của Nhà máy cần qua quá trình nghiên cưúvà chờ một thời gian nữa, không thể vội vàng đưa ra kết luận, dù là kết luận sơ bộ ban đầu.

Ông Nguyễn Thế Hiệp cho biết, hiện ngành điện cũng như GENCO 3 đang xúc tiến ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng nghiên cứu, xử lý được tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, trong đó có Nhà máy nhiệt điện Mông Dương để giải quyết bài toán đầu ra cho tro xỉ. Việc đem tro xỉ đi chôn lấp chỉ là phương án cuối cùng, phương án cổ điển nhất khi chưa có phương án khả thi. Khi tro xỉ được sử dụng cho các lĩnh vực khác, có nghĩa sản phẩm của ngành điện tiếp tục làm lợi cho nên kinh tế.

“Chúng tôi cũng đi nhiều, thăm quan các ngành điện của thế giới cho thấy, tại những nhà máy sử dụng lò đốt than phun (PC) ở Trung Quốc có phòng trưng bày cho thấy xỉ của nhà máy này có thể sử dụng sản xuất gạch bê tông xốp, gạch không nung…Nhưng chúng tôi chưa được chứng kiến nhà máy nào có công nghệ đốt than tầng sôi tuần hoàn (CFB) mà tro xỉ của họ được sử dụng cho các ngành sản xuất khác. Nếu có chúng tôi cũng mong muốn công nghệ này được thực hiện và đi vào sản xuất tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thế Hiệp nói.

Được biết, trong hợp đồng xây dựng giữa GENCO 3 với các nhà thầu, không có mục tư vấn lắp đặt thiết bị đảm bảo chất lượng tro xỉ có thể sử dụng cho các ngành nghề khác, nên nhà thầu không có trách nhiệm về vấn đề này.

Thanh Nga

Theo

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/giai-phap-nao-cho-tieu-thu-tro-xi-cua-nha-may-nhiet-dien.html