Giám sát tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với ngành nông nghiệp, y tế

Sáng 4/10, Ban Kinh tế - Ngân sách cùng lãnh đạo Ban Pháp chế, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Y tế, giai đoạn 2022-2024.

Theo báo cáo, Sở NN&PTNT có 12 đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, trong đó có 1 đơn tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, 2 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, 5 đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và 4 đơn vị do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Tổng số giao biên chế, hợp đồng đến thời điểm 30/6/2024 của 12 đơn vị sự nghiệp là 1.362 người.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất cần có chính sách đãi ngộ đối với người hoạt động ở các Ban quản lý rừng phòng hộ.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất cần có chính sách đãi ngộ đối với người hoạt động ở các Ban quản lý rừng phòng hộ.

Trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các Ban quản lý rừng phòng hộ gặp khăn về công tác tuyển dụng, do chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ đối với người hoạt động ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Ban quản lý các cảng cá là đơn vị đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tuy nhiên nguồn thu gần đây hạn chế, nguyên nhân là do chưa thu hút được nhiều đơn vị vào hoạt động, nên nguồn tự chủ gặp khó.

Đối với Sở Y tế, hiện có 5 phòng, 2 đơn vị hành chính và 23 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Hiện tại 23 đơn vị sự nghiệp được UBND tỉnh giao tự chủ tài chính. Toàn ngành có 1.830 người hưởng lương từ ngân sách và 4.018 người hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

 Bác sĩ Trần Quang Khóa, Phó giám đốc Sở Y tế, nêu lên khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của ngành.

Bác sĩ Trần Quang Khóa, Phó giám đốc Sở Y tế, nêu lên khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của ngành.

Đại diện các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã nêu lên những khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như: nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các đơn vị không nhiều và không đồng đều; lượng bệnh 6 tháng đầu năm 2024 giảm mạnh so với cùng kỳ, nguồn thu giảm theo; tình hình thanh quyết toán bảo hiểm y tế còn chậm làm ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động của các đơn vị.
Từ nhiều khó khăn trên, qua khảo sát, các cơ sở khám, chữa bệnh và trung tâm y tế có giường bệnh các tháng cuối năm, có 6 đơn vị bị thiếu hụt kinh phí hoạt động thường xuyên và chi trả lương cơ sở.

 Ông Nguyễn Minh Đương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, phát biểu ghi nhận ý kiến của các đơn vị.

Ông Nguyễn Minh Đương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, phát biểu ghi nhận ý kiến của các đơn vị.

Ông Nguyễn Minh Đương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cho biết, Ban sẽ ghi nhận những khó khăn, đề xuất, kiến nghị của các đơn vị để báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh, bàn giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Đối với những nội dung chậm tiến độ, chưa giải quyết kịp thời, Ban sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc sau giám sát, để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục./.

Mộng Thường

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/giam-sat-tinh-hinh-thuc-hien-co-che-tu-chu-tai-chinh-doi-voi-nganh-nong-nghiep-y-te-a34796.html