Gỡ khó cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên
Để đạt được kết quả thực chất trong thực nhiệm vụ tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, gắn với thị trường lao động, đẩy mạnh phân luồng, tăng số lượng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp, tại phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội ngày 4/11, các đại biểu Quốc hội đã nêu lên những điểm nghẽn về mặt cơ chế, chính sách cần tháo gỡ cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Nhấn mạnh việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện được xem là giải pháp để tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề, tinh gọn bộ máy. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre chỉ rõ hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Đặc biệt gặp nhiều vướng mắc bất cập về vị trí pháp lý, cơ chế quản lý.
Các đại biểu cũng đề nghị, cần tổng kết, đánh giá sâu kết quả thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025.
Trao đổi tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ thể quản lý, điều hành các trung tâm này hiện đang rất đa dạng. Cả nước hiện có 92 trung tâm thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, 526 trung tâm do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý hoặc do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!