Hà Nội: Trồng hơn 1.000 cây xanh, mục tiêu đến 2050, phát thải ròng phải giảm bằng '0'

Ngày 26/2, hơn 1.000 cây xanh trưởng thành, trị giá gần 1,5 tỷ đồng đã được trồng tại huyện Mê Linh. Đây là dự án trồng cây hướng tới Net Zero năm đầu tiên tại Hà Nội, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050.

Tại buổi phát động, ông Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ TN&MT đã nhấn mạnh thách thức của biến đổi khí hậu gây ra với nhân loại với các hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng… đe dọa trực tiếp tới cuộc sống, sinh hoạt của con người, ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia.

Dự án trồng cây xanh hướng tới Net Zero năm đầu tiên tại Hà Nội, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 vừa được phát động tại Mê Linh, Hà Nội.

Dự án trồng cây xanh hướng tới Net Zero năm đầu tiên tại Hà Nội, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 vừa được phát động tại Mê Linh, Hà Nội.

Ông Thành cho biết, trong bối cảnh đó, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26); "Cam kết đi đôi với Hành động" tại COP27.

Đồng thời, Việt Nam là quốc gia điển hình, tích cực hưởng ứng "Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái" do Liên Hợp quốc phát động…

Trong quá trình thực hiện các cam kết, mục tiêu nói trên, cây và rừng đóng vai trò rất quan trọng: Cây có thể lưu giữ và hấp thụ lượng lớn các-bon khỏi khí quyển.

Theo ông Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ TN&MT, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Theo ông Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ TN&MT, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Theo ông Thành, trong những năm qua, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp khởi xướng và tham gia tích cực nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực do Bộ TN&MT phát động, như: Trồng cây, phát triển hệ thống cây xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… các hoạt động này đã đạt hiệu quả và tạo sức lan tỏa trên phạm vi cả nước. Trong đó, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là một điển hình.

Để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Báo Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp với Công ty Vinamilk xây dựng và triển khai Dự án trồng cây hướng đến Net Zero - với mục tiêu gia tăng độ che phủ của cây xanh và rừng trên cả nước góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và hấp thụ khí CO2.

Đây là sáng kiến thiết thực tạo sự lan tỏa cao trong cộng đồng, chung tay hành động, góp phần hướng đến mục tiêu Net Zero.

Hơn 1.000 cây xanh trưởng thành, trị giá gần 1,5 tỷ đồng đã được trồng tại huyện Mê Linh.

Hơn 1.000 cây xanh trưởng thành, trị giá gần 1,5 tỷ đồng đã được trồng tại huyện Mê Linh.

Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam cho biết, hoạt động trồng cây hướng đến Net Zero sẽ được thực hiện với 4 định hướng trọng yếu gồm:

Thứ nhất, hợp tác nghiên cứu cùng các chuyên gia, đơn vị tư vấn chuyên môn trong và ngoài nước.

Thứ hai, lên kế hoạch chăm sóc, duy trì, bảo vệ để đảm bảo sự sinh trưởng của cây.

Thứ ba, đo đạc, thống kê, báo cáo nhằm kiểm kê tính toán hấp thụ khí nhà kín.

Thứ tư, thông qua hoạt động, truyền tải thông tin nâng cao nhận thức về Net Zero và lan tỏa tình yêu thiên nhiên, cây xanh đến cộng đồng.

Theo ông Minh, những cây xanh được trồng tại Hà Nội hôm nay sẽ là khởi đầu cho hàng ngàn, hàng triệu cây xanh khác, tạo nên những "cánh rừng Net Zero" trong hành trình 5, 10 năm tới và xa hơn nữa nhằm giảm thiểu dấu chân carbon, tiến tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Không chỉ hướng đến mục tiêu về hấp thụ khí nhà kính đến năm 2050, dự án này đồng thời mang đến nhiều lợi ích khác về cộng đồng, môi trường, sinh kế cũng như lan tỏa tình yêu thiên nhiên và hình thành ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Theo số liệu trích dẫn của Viện Tài nguyên Thế giới, mỗi năm rừng hấp thụ 7,6 tỷ tấn các-bon, nhiều hơn gấp 1,5 lần lượng các-bon mà Hoa Kỳ, quốc gia phát thải lớn thứ hai trên thế giới, thải vào khí quyển mỗi năm.

Ở nước ta, theo thống kê, độ che phủ rừng đã tăng từ 28% vào năm 1990 lên trên 42% vào năm 2022.

Hệ thống cây xanh đã hấp thụ được trên 70 triệu tấn các-bon. Đây là bằng chứng sinh động nhất cho thấy, Việt Nam là quốc gia tích cực, tham gia có trách nhiệm để góp phần thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu.

Bảo Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/ha-noi-trong-hon-1000-cay-xanh-muc-tieu-den-2050-phat-thai-rong-phai-giam-bang-0-172230226183232748.htm