Hàn Quốc lộ diện đối thủ cạnh tranh với tiêm kích Su-75 Nga

Cơ quan Phát triển Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố đoạn video cho thấy máy bay chiến đấu đa chức năng KF-21 Boramae cất cánh (tiếng Hàn Quốc là 'Chim Ưng'), đây là loại tiêm kích thế hệ 4 ++, trước đây được có tên KF-X.

Tháng 7 vừa qua, ấn bản The Drive của Mỹ đã thừa nhận tiêm kích Su-75 Checkmate mới của Nga trên thị trường nước ngoài có thể gặp phải sự cạnh tranh từ các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Tháng 7 vừa qua, ấn bản The Drive của Mỹ đã thừa nhận tiêm kích Su-75 Checkmate mới của Nga trên thị trường nước ngoài có thể gặp phải sự cạnh tranh từ các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Tháng 4, tập đoàn Korea Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc đã trưng bày mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu KF-21 Boramae.

Tháng 4, tập đoàn Korea Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc đã trưng bày mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu KF-21 Boramae.

Điểm đặc biệt của tiêm kích KF-21 Boramae là radar có dải ăng-ten kiểu mới và khả năng tăng tốc tới 1,81 Mach với 2 động cơ phản lực đốt sau General Electric F414-GE-400K. Hàn Quốc sẽ sản xuất 65% các thành phần trên KF-21 Boramae, bao gồm hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển và radar.

Điểm đặc biệt của tiêm kích KF-21 Boramae là radar có dải ăng-ten kiểu mới và khả năng tăng tốc tới 1,81 Mach với 2 động cơ phản lực đốt sau General Electric F414-GE-400K. Hàn Quốc sẽ sản xuất 65% các thành phần trên KF-21 Boramae, bao gồm hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển và radar.

Dự kiến máy bay sẽ cất cánh lên bầu trời vào năm 2022. Việc phát triển phiên bản ban đầu sẽ hoàn thành vào năm 2026. Dự kiến tới năm 2028, Lực lượng Không quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ nhận 40 chiếc KF-21 Boramae. Đến năm 2032, số máy bay này sẽ lên tới 120 chiếc.

Dự kiến máy bay sẽ cất cánh lên bầu trời vào năm 2022. Việc phát triển phiên bản ban đầu sẽ hoàn thành vào năm 2026. Dự kiến tới năm 2028, Lực lượng Không quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ nhận 40 chiếc KF-21 Boramae. Đến năm 2032, số máy bay này sẽ lên tới 120 chiếc.

Ngoài ra về các thông số, chiếc KF-21 Boramae sở hữu chiều dài thân là 16,9m, sải cánh là 11,2m và chiều cao là 4,7m. KF-21 Boramae có thể chứa từ 1-2 phi hành đoàn với trọng lượng cất cánh tối đa là 25,400kg.

Ngoài ra về các thông số, chiếc KF-21 Boramae sở hữu chiều dài thân là 16,9m, sải cánh là 11,2m và chiều cao là 4,7m. KF-21 Boramae có thể chứa từ 1-2 phi hành đoàn với trọng lượng cất cánh tối đa là 25,400kg.

Trang bị vũ khí của KF-21 Boramae cũng là một điểm nói lên uy lực của nó. Với 10 điểm treo cứng ( sáu dưới cánh và bốn dưới thân ), KF21-Boramae trang bị cho mình đầy đủ tên lửa không đối không MBDA Meteor, AIM-120 AMRAAM, Diehl IRIS-T và AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối đất Kim Ngưu KEPD350 và AGM-65, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon và một số loại tên lửa đang phát triển.

Trang bị vũ khí của KF-21 Boramae cũng là một điểm nói lên uy lực của nó. Với 10 điểm treo cứng ( sáu dưới cánh và bốn dưới thân ), KF21-Boramae trang bị cho mình đầy đủ tên lửa không đối không MBDA Meteor, AIM-120 AMRAAM, Diehl IRIS-T và AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối đất Kim Ngưu KEPD350 và AGM-65, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon và một số loại tên lửa đang phát triển.

Ngoài ra KF-21 Boramae còn mang theo mình một số lượng bom như Mk.81/82/83/84, GBU-39/B SDB, CBU-105 WCMD hay các loại bom được chỉ dẫn chính xác mục tiêu như KGGB, JDAM, GBU-54/56 LJDAM và GBU-12 LGB.

Ngoài ra KF-21 Boramae còn mang theo mình một số lượng bom như Mk.81/82/83/84, GBU-39/B SDB, CBU-105 WCMD hay các loại bom được chỉ dẫn chính xác mục tiêu như KGGB, JDAM, GBU-54/56 LJDAM và GBU-12 LGB.

Điểm đặc biệt của chương trình KF-21 đó là nó có sự tham gia của cả Indonesia. Mục tiêu của hai quốc gia ban đầu là chế tạo một loại tiêm kích nội địa, có khả năng tác chiến tương đương máy bay thế hệ 5.

Điểm đặc biệt của chương trình KF-21 đó là nó có sự tham gia của cả Indonesia. Mục tiêu của hai quốc gia ban đầu là chế tạo một loại tiêm kích nội địa, có khả năng tác chiến tương đương máy bay thế hệ 5.

Nếu chương trình này thành công, chắc chắn Không quân Indonesia cũng sẽ "có phần" và nhiều khả năng trong tương lai, quốc gia này sẽ tự chủ sản xuất được KF-21, thậm chí phát triển một bản nội địa của riêng mình.

Nếu chương trình này thành công, chắc chắn Không quân Indonesia cũng sẽ "có phần" và nhiều khả năng trong tương lai, quốc gia này sẽ tự chủ sản xuất được KF-21, thậm chí phát triển một bản nội địa của riêng mình.

Tờ Jakarta Globe của Indonesia cho biết, chương trình phát triển KF-21 mà nước này kết hợp cùng Hàn Quốc, được biết đến với cái tên IF-X, với thiết kế tương đương máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ.

Tờ Jakarta Globe của Indonesia cho biết, chương trình phát triển KF-21 mà nước này kết hợp cùng Hàn Quốc, được biết đến với cái tên IF-X, với thiết kế tương đương máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ.

Tuy nhiên hồi cuối năm 2020, Hàn Quốc cho biết phía Jakarta mới chỉ đóng góp 10 triệu USD vào chương trình phát triển này. Thậm chí tới tháng 12/2020, nhiều báo cáo còn cho biết Indonesia muốn rút khỏi chương trình này. Nguồn ảnh: Twitter.

Tuy nhiên hồi cuối năm 2020, Hàn Quốc cho biết phía Jakarta mới chỉ đóng góp 10 triệu USD vào chương trình phát triển này. Thậm chí tới tháng 12/2020, nhiều báo cáo còn cho biết Indonesia muốn rút khỏi chương trình này. Nguồn ảnh: Twitter.

Hình ảnh chiếc KF-21 Boramae trong buổi triển lãm và khi cất cánh. Nguồn: South Korean Military Channel.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/han-quoc-lo-dien-doi-thu-canh-tranh-voi-tiem-kich-su-75-nga-1602619.html