Hàng nghìn người háo hức xem rước Vua, Chúa 'sống' tại Lễ hội đền Sái

Tại lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội), đoàn rước kiệu Vua, Chúa 'sống' tưng bừng, náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thụy Lôi nói riêng và xã Thụy Lâm nói chung lại long trọng tổ chức lễ hội đền Sái, với nghi lễ rước Vua, Chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thụy Lôi nói riêng và xã Thụy Lâm nói chung lại long trọng tổ chức lễ hội đền Sái, với nghi lễ rước Vua, Chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách kĩ càng. Người dân phải chọn ra những người đóng Vua giả, Chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là người đàn ông trên 55 tuổi.

Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách kĩ càng. Người dân phải chọn ra những người đóng Vua giả, Chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là người đàn ông trên 55 tuổi.

Năm nay, ông Lê Vĩnh Nô, 76 tuổi, được chọn làm Chúa. Đặc điểm của nhân vật này là hóa trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị.

Năm nay, ông Lê Vĩnh Nô, 76 tuổi, được chọn làm Chúa. Đặc điểm của nhân vật này là hóa trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị.

Nghi lễ chém gà bằng kiếm gỗ với bát tiết giả thu hút đông đảo người xem ở sân sau đền Thượng. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.

Nghi lễ chém gà bằng kiếm gỗ với bát tiết giả thu hút đông đảo người xem ở sân sau đền Thượng. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.

Lịch sử cũng kể rằng, Vua Chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên Vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả.

Lịch sử cũng kể rằng, Vua Chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên, thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên Vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả.

Chúa được thắt dây an toàn trước khi lên kiệu.

Chúa được thắt dây an toàn trước khi lên kiệu.

Nhiều năm qua, dân làng vẫn thực hiện đều đặn nghi lễ vào dịp năm mới. Khác với nhiều lễ hội khác, Vua đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng. Năm nay, ông Trần Tiến Tĩnh được chọn đóng Vua.

Nhiều năm qua, dân làng vẫn thực hiện đều đặn nghi lễ vào dịp năm mới. Khác với nhiều lễ hội khác, Vua đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng. Năm nay, ông Trần Tiến Tĩnh được chọn đóng Vua.

Trong tích xưa, kiệu chúa Thanh Giang Sứ đi đầu để dẹp loạn nên khi người làng tổ chức rước kiệu cũng mô phỏng cảnh tương tự.

Trong tích xưa, kiệu chúa Thanh Giang Sứ đi đầu để dẹp loạn nên khi người làng tổ chức rước kiệu cũng mô phỏng cảnh tương tự.

Cứ đi được khoảng 20m, đoàn rước lại dừng lại để tung kiệu "chúa" lên, hàng trăm người thấy vậy cũng hò reo theo.

Cứ đi được khoảng 20m, đoàn rước lại dừng lại để tung kiệu "chúa" lên, hàng trăm người thấy vậy cũng hò reo theo.

Một tay Chúa nắm chặt tay vịn, một tay liên tục hua thanh gươm để khuấy động khí thế.

Một tay Chúa nắm chặt tay vịn, một tay liên tục hua thanh gươm để khuấy động khí thế.

12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu Chúa, cứ khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần.

12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu Chúa, cứ khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần.

Hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương tỏ ra hào hứng, phấn khởi tham gia lễ hội rước kiệu Vua, kiệu Chúa sống ở đền Sái.

Hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương tỏ ra hào hứng, phấn khởi tham gia lễ hội rước kiệu Vua, kiệu Chúa sống ở đền Sái.

Vua tung tiền phát lộc.

Vua tung tiền phát lộc.

Ngoài Vua, Chúa còn có các quan được rước kiệu võng tại Lễ hội là quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này.

Ngoài Vua, Chúa còn có các quan được rước kiệu võng tại Lễ hội là quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này.

Trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia.

Trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia.

Lễ hội Đền Sái luôn thu hút đông đảo người dân đến xem.

Lễ hội Đền Sái luôn thu hút đông đảo người dân đến xem.

Hà Phương/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/hang-nghin-nguoi-hao-huc-xem-ruoc-vua-chua-song-tai-le-hoi-den-sai-post1077875.vov