Hé mở bí mật về đồ ngự dụng của các vua nhà Nguyễn

Mỗi món đồ ngự dụng đều xứng danh là những trân ngoạn, khiến người đời sau, mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng, đều tấm tắc, ngưỡng mộ...

Đây là một chiếc trấn phong bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn, hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, đồ ngự dụng là đồ dùng của vua, song đôi khi, nhà vua cũng ban tặng đồ ngự dụng cho các thành viên trong hoàng gia và những sủng thần.

Đây là một chiếc trấn phong bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn, hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, đồ ngự dụng là đồ dùng của vua, song đôi khi, nhà vua cũng ban tặng đồ ngự dụng cho các thành viên trong hoàng gia và những sủng thần.

Thời Nguyễn, đồ ngự dụng ở Huế nhiều vô kể, bởi nhu cầu của vua thì phong phú vô cùng: đồ gỗ, đồ ngà, đồ vàng bạc châu báu, đồ pháp lam, lụa là gấm vóc… hiện diện khắp các cung vàng, điện ngọc ở Huế đô. Ảnh: Kiệu sơn son thếp của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Thời Nguyễn, đồ ngự dụng ở Huế nhiều vô kể, bởi nhu cầu của vua thì phong phú vô cùng: đồ gỗ, đồ ngà, đồ vàng bạc châu báu, đồ pháp lam, lụa là gấm vóc… hiện diện khắp các cung vàng, điện ngọc ở Huế đô. Ảnh: Kiệu sơn son thếp của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Triều đình đã lập hơn 90 tượng cục (hay tượng ty), chuyên sản xuất các thứ vật dụng để cung đốn cho nhu cầu của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong số đó, có những tượng cục/tượng ty đặc trách sản xuất các vật dụng cao cấp cho vua và hoàng gia sử dụng. Ảnh: Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Triều đình đã lập hơn 90 tượng cục (hay tượng ty), chuyên sản xuất các thứ vật dụng để cung đốn cho nhu cầu của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong số đó, có những tượng cục/tượng ty đặc trách sản xuất các vật dụng cao cấp cho vua và hoàng gia sử dụng. Ảnh: Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Có thể kể đến Kim ngân tượng cục (chuyên chế tác đồ vàng bạc), Cẩm tượng cục (chuyên nghề dệt gấm lụa cao cấp), Pha lê tượng cục (chuyên làm pha lê), Pháp lam tượng cục (chuyên chế tác đồ pháp lam)... Ảnh: Cận cảnh hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Có thể kể đến Kim ngân tượng cục (chuyên chế tác đồ vàng bạc), Cẩm tượng cục (chuyên nghề dệt gấm lụa cao cấp), Pha lê tượng cục (chuyên làm pha lê), Pháp lam tượng cục (chuyên chế tác đồ pháp lam)... Ảnh: Cận cảnh hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

...Gia mộc tượng ty (chuyên làm đồ gỗ trong cung), Châm sàng tào tượng ty (chuyên làm giường, gối), Họa xà cừ tượng ty (chuyên làm đồ khảm xà cừ)… Ảnh: Bức phù điêu gỗ được chạm khắc hết sức tinh xảo, từng được đặt trong cung điện của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

...Gia mộc tượng ty (chuyên làm đồ gỗ trong cung), Châm sàng tào tượng ty (chuyên làm giường, gối), Họa xà cừ tượng ty (chuyên làm đồ khảm xà cừ)… Ảnh: Bức phù điêu gỗ được chạm khắc hết sức tinh xảo, từng được đặt trong cung điện của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Thợ thuyền làm việc trong các ty/cục này đều là những bậc xảo thủ trong nghề, do triều đình chiêu mộ khắp cả nước, đưa về kinh hành nghề. Ảnh: Các món đồ pháp lam (đồng tráng men) ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Thợ thuyền làm việc trong các ty/cục này đều là những bậc xảo thủ trong nghề, do triều đình chiêu mộ khắp cả nước, đưa về kinh hành nghề. Ảnh: Các món đồ pháp lam (đồng tráng men) ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Vật liệu dùng làm đồ ngự dụng đều thuộc hạng cao cấp, thường là sản vật nổi tiếng do các tỉnh thành dâng lên, hay do các hộ biệt nạp trong cả nước tiến dụng, hoặc mua từ ngoại quốc. Ảnh: Lọ làm bằng ngọc hồng, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Vật liệu dùng làm đồ ngự dụng đều thuộc hạng cao cấp, thường là sản vật nổi tiếng do các tỉnh thành dâng lên, hay do các hộ biệt nạp trong cả nước tiến dụng, hoặc mua từ ngoại quốc. Ảnh: Lọ làm bằng ngọc hồng, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Do vậy, mỗi món đồ ngự dụng đều xứng danh là những trân ngoạn, khiến người đời sau, mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng, đều tấm tắc, ngưỡng mộ. Ảnh: Một cuốn kim sách (sách bằng vàng) triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Do vậy, mỗi món đồ ngự dụng đều xứng danh là những trân ngoạn, khiến người đời sau, mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng, đều tấm tắc, ngưỡng mộ. Ảnh: Một cuốn kim sách (sách bằng vàng) triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Mỗi vị vua có tính cách, sở thích riêng. Do vậy, đồ đạc họ dùng cũng mang kiểu thức, thần thái riêng biệt. Như vua Gia Long (1802-1820) là người cần kiệm, chuộng sự mộc mạc, giản đơn, nên đồ ngự dụng của ông không nhiều, lại ít sơn thếp hay chạm trổ. Ảnh: Bình vôi bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Mỗi vị vua có tính cách, sở thích riêng. Do vậy, đồ đạc họ dùng cũng mang kiểu thức, thần thái riêng biệt. Như vua Gia Long (1802-1820) là người cần kiệm, chuộng sự mộc mạc, giản đơn, nên đồ ngự dụng của ông không nhiều, lại ít sơn thếp hay chạm trổ. Ảnh: Bình vôi bằng bạc, đồ ngự dụng triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Đồ ngự dụng của vua Minh Mạng (1820-1841) thường là đồ sơn son thếp vàng, chạm khắc các đồ án tứ linh, tinh vân… như muốn thể hiện uy quyền của bậc quân vương. Ảnh: Quả cầu cửu long sơn thếp từng được bày trong cung vua triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Đồ ngự dụng của vua Minh Mạng (1820-1841) thường là đồ sơn son thếp vàng, chạm khắc các đồ án tứ linh, tinh vân… như muốn thể hiện uy quyền của bậc quân vương. Ảnh: Quả cầu cửu long sơn thếp từng được bày trong cung vua triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Đồ ngự dụng của vua Thiệu Trị (1841-1847), nhất là đồ gỗ, thường không sơn thếp, đề tài trang trí chủ yếu là cúc hóa vân, trúc hóa long, triền chi… nét chạm tuy mảnh nhưng sâu và rất tinh tế. Ảnh: Sập gụ cẩn xà cừ đặt trong cung đình triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Đồ ngự dụng của vua Thiệu Trị (1841-1847), nhất là đồ gỗ, thường không sơn thếp, đề tài trang trí chủ yếu là cúc hóa vân, trúc hóa long, triền chi… nét chạm tuy mảnh nhưng sâu và rất tinh tế. Ảnh: Sập gụ cẩn xà cừ đặt trong cung đình triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Sang đời Tự Đức (1848-1883), vua yêu văn chương, chuộng thi phú nên đồ vua dùng thường trang trí phong cảnh sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, lại thích vẽ vời hơn chạm trổ, chuộng đan lát hơn đục khảm. Ảnh: Một bộ “Cành vàng lá ngọc” của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Sang đời Tự Đức (1848-1883), vua yêu văn chương, chuộng thi phú nên đồ vua dùng thường trang trí phong cảnh sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, lại thích vẽ vời hơn chạm trổ, chuộng đan lát hơn đục khảm. Ảnh: Một bộ “Cành vàng lá ngọc” của triều Nguyễn (hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

Vua Khải Định (1916-1925) lên kế vị khi người Pháp đã thôn tính xong nước Việt, văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào tận cung cấm triều Nguyễn, nên đồ ngự dụng của ông vua này có sự thay đổi về cả hình thức, chất liệu, lẫn đề tài trang trí. Ảnh: Chiếc đồng hồ sản xuất ở Pháp của vua Khải Định (hiện vật của lăng Khải Định).

Vua Khải Định (1916-1925) lên kế vị khi người Pháp đã thôn tính xong nước Việt, văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào tận cung cấm triều Nguyễn, nên đồ ngự dụng của ông vua này có sự thay đổi về cả hình thức, chất liệu, lẫn đề tài trang trí. Ảnh: Chiếc đồng hồ sản xuất ở Pháp của vua Khải Định (hiện vật của lăng Khải Định).

Vua Bảo Đại (1926-1945) thì xài đồ sứ Sèvres đặt mua bên Pháp thay cho đồ sứ ký kiểu bên Tàu, dùng xe hơi thay vì đi kiệu, thích ngủ trên giường nệm mà không ưa nằm trên sập gụ… Ảnh: Ấm chén đặt làm ở Pháp của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).

Vua Bảo Đại (1926-1945) thì xài đồ sứ Sèvres đặt mua bên Pháp thay cho đồ sứ ký kiểu bên Tàu, dùng xe hơi thay vì đi kiệu, thích ngủ trên giường nệm mà không ưa nằm trên sập gụ… Ảnh: Ấm chén đặt làm ở Pháp của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).

Có thể nói, thời thế đổi thay, đồ ngự dụng cũng biến chuyển theo sự xoay vần của con tạo... Ảnh: Một món đồ sứ đặt làm ở Pháp trong bộ sưu tập đồ gốm sứ của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).

Có thể nói, thời thế đổi thay, đồ ngự dụng cũng biến chuyển theo sự xoay vần của con tạo... Ảnh: Một món đồ sứ đặt làm ở Pháp trong bộ sưu tập đồ gốm sứ của vua Bảo Đại (hiện vật của Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn).

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/he-mo-bi-mat-ve-do-ngu-dung-cua-cac-vua-nha-nguyen-1998617.html